mobi-1631x198
Agribank23
Agribank 2023
previous arrow
next arrow

Bình chọn bộ ảnh dự thi

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Chiến Dịch Tình Nguyện Đông - Ngàn Én Sum Vầy
ID: 6450
Tác giả: Tôn Nữ Khánh Hằng
Lời giới thiệu: Đầu năm vừa qua, tôi cùng nhóm tình nguyện viên của khoa đã có một trải nghiệm đầy ý nghĩa khi tham gia vào buổi tình nguyện mang tên \"Ngàn Én Sum Vầy\" tại khu vực Đông Giang, Quảng Nam. Đây là một hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ cho những người dân nghèo và khó khăn trong khu vực này có một cái Tết ấm áp, no đủ và đầy ý nghĩa hơn. Buổi tình nguyện diễn ra vào một ngày cuối tuần, khi mà những người dân đang bận rộn chuẩn bị cho cái Tết sắp đến. Với mong muốn giúp đỡ cho những người dân nghèo khó, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng với những vật dụng cần thiết như quà tặng, sách vở, đèn đường và các vật dụng khác để phân phát cho người dân. Khu vực Đông Giang nằm ở miền núi cao, có nhiều khó khăn trong việc di chuyển và tiếp cận. Tuy nhiên, điều đó không làm chúng tôi nản lòng mà ngược lại càng thêm động lực để cố gắng hết sức mình. Khi tới nơi, chúng tôi đã được đón tiếp nồng hậu bởi những người dân địa phương. Họ đón tiếp chúng tôi với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc. Một trong những hoạt động tình nguyện đầu tiên của chúng tôi là lắp đặt đèn đường, giúp cho khu vực này sáng hơn và an toàn hơn vào buổi tối. Cùng với đó, chúng tôi cũng phát quà cho các em học sinh nghèo và tặng sách vở để giúp các em có thể học tập tốt hơn. Tất cả những hoạt động này đều được chúng tôi thực hiện với sự hăng say, tình nguyện và tình yêu thương dành cho những người dân nơi đây. Ngoài ra, trong buổi tình nguyện này, chúng tôi còn tổ chức một buổi giao lưu văn nghệ với những tiết mục trình diễn hấp dẫn. Tất cả mọi người đều tham gia tích cực và đầy sôi nổi. Những tiết mục ca nhạc, múa, kịch đã mang đến một không khí đầy sôi động và vui tươi cho cả khu vực. Đó cũng là một cách để chúng tôi tìm hiểu, giao lưu với những người dân nơi đây và truyền đạt thông điệp về tình yêu, sự chia sẻ và sự đoàn kết. Cuối cùng, sau một ngày làm việc vất vả, chúng tôi rời khỏi khu vực Đông Giang với cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn. Chúng tôi đã làm được những điều tốt đẹp, giúp đỡ những người dân nơi đây có thêm niềm tin vào cuộc sống và hy vọng cho tương lai. Tất cả những nỗ lực của chúng tôi đều được đền đáp bởi sự cảm kích và lòng biết ơn của những người dân Đông Giang. Buổi tình nguyện \"Ngàn Én Sum Vầy\" đã cho chúng tôi nhiều bài học quý giá về tình người, sự chia sẻ và tình yêu thương. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa, giúp chúng tôi nhận ra rằng trong cuộc sống này không chỉ có chúng ta mà còn có cả những người xung quanh. Hãy luôn cố gắng giúp đỡ, chia sẻ và yêu thương những người xung quanh, để chúng ta cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

0 Votes


Tác phẩm: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Tết Nguyên Tiêu của đồng bào Hoa
ID: 26881
Tác giả: Lê Hoàng Mến
Lời giới thiệu: Sau 2 năm không thể tổ chức do tình hình dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được diễn ra với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. Đây cũng là hoạt động văn hoá lớn đầu tiên sau Tết Nguyên Đán do Thành phố tổ chức. Tập tục ăn tết của người Hoa kéo dài gần một tháng với ba thời điểm: "Chuẩn bị" (từ ngày 23 tháng chạp) - "Ăn tết" (từ ngày mùng 1 tết) - "Mừng năm mới" (ngày Rằm tháng Giêng). Lễ hội Nguyên Tiêu hình thành hơn hai ngàn năm trước, đến nay vẫn được người Hoa xem là thời điểm kết thúc chuỗi ngày náo nhiệt của Tết, vì qua ngày này, mọi người sẽ chính thức bước vào ngày làm việc của một năm mới. Người Hoa khi di cư đến những vùng đến mới thường mang theo bên mình hành trang của cả một nền văn hóa và những nét đặc sắc của các ngày lễ hội. Sau khi an cư lạc nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã khéo léo "gọt giũa" những nét tinh túy nhất của các ngày lễ hội truyền thống để kết hợp với những nét văn hóa trên quê hương mới của mình, từ đó đã giúp cho những ngày lễ hội đặc trưng của người Hoa mang một bản sắc riêng.

0 Votes


Tác phẩm: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA
ID: 20090
Tác giả: Huỳnh Mỹ Thuận
Lời giới thiệu: HUẾ KIẾN TRÚC XƯA Đến Huế nơi đầu tiên phải viếng thăm là Đại Nội Huế - Một quần thể kiến trúc lịch sử hóa tinh hoa thời xưa được sơn son thiếp vàng , nơi sinh hoạt của Triều đình nhà nguyễn, nơi được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.Cổng Ngọ môn là nơi dừng chân đầu tiên khi du khách thăm Đại Nội , nơi làm cho du khách khách ngỡ ngàng với vẻ đẹp cổ kính giữa thiên nhiên hiền hòa trông như một bức tranh cổ theo dòng thời gian Bên cạnh cổng Ngọ môn là Kì đài rồi đến Ngọ môn là công chình phía Nam Hoàng Thành, phía trên có lẩu Ngũ Phụng được sơn son thiếp vàng – Nơi nhà Vua thường ngự trong các dịp lễ. Ngoài ra còn các nơi khác : Điện thái Hòa, Thái Bình Lâu, Điện Cần Chánh….Ngày nay khi viếng thăm Đại Nội các thiếu nữ hay nữ du khách thường mặc áo Dài truyền thống Huế với nhiều sắc mùa rực rỡ đi dạo tạo nên một bức tranh xưa vừa tĩnh vừa động ….ai cũng muốn lưu lại nơi đây những bức ảnh thật đẹp bên cạnh những góc kiến trức cổ xưa bên cạnh những mảng xanh thiên nhiên hài hòa nhất là những hồ sen trắng tinh khiết ( Quốc Hoa Việt Nam ). Ngoài Đại Nội còn nhiều Dinh Thự Cổ kính qua 2 thế kỷ : Lăng : Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lặng Thiệu TRị, Lặng Tự Đức….Chùa Thiên Mụ, Phố Cổ Bao Vinh …. Lăng Tự Đức là công trình kiến trúc đẹp nhất với sự hài hòa cửa thiên nhiên trông như môt bức tranh thủy mạc khi soi bóng bên hồ nước xanh.Đến tham qua Lăng Tự Đức du khách sẽ qua nhiều cung bậc cảm xúc tử nhưng bậc thang nhiều cung bậc đến những chiếc cầu dẫn đến những hàng thông xanh đến tòa nhà vọng lâu bên sen có làn nước trong xanh

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Tiếp