Tác phẩm Nghề Đáy Hàng Khơi – Trà Vinh

- Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa - Ngày tham dự: 14/09/2023


- Mã bài dự thi: 15688


- Link bài dự thi:

https://happy.vietnam.vn/binh-chon-bo-anh/?cid=5799&cac=submission&ctx=page&cm=0&sid=15688


- Tác phẩm: Nghề Đáy Hàng Khơi - Trà Vinh


Lời giới thiệu: Đáy hàng khơi là một công cụ đánh bắt thủy hải sản, bao gồm hệ thống các thiết bị như: Cột đáy, rượng đáy, đõi đáy, nèo đáy, miệng đáy bằng lưới có hình chóp giăng ngang dòng nước chảy ở biển để bắt tôm cá các loại. Hầu hết mọi người chỉ biết qua sự truyền miệng của nhiều thế hệ rằng nghề đóng đáy hàng khơi ở thị trấn Mỹ Long được hình thành đã hơn 100 năm. Những cư dân đặt chân lên vùng đất ven biển này và định cư rồi khai mở nghề đóng đáy để sinh sống đến từ các vùng Nam Trung bộ như: Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Thiết… Ngoài biển khơi mênh mông nước, để dựng lên một dải đáy, công việc đầu tiên đòi hỏi người làm nghề cần định vị đúng dòng chảy của luồng lạch để cắm những hàng cột đáy liên hoàn nối tiếp nhau ngang luồng lạch. Cột đáy thường được ngư dân sử dụng từ thân cây dừa, cây sao, cắm cách nhau khoảng 5 -10m, chắn ngang dòng chảy của nước. Giữa các cột đáy có rượng đáy được cột cố định bằng cây tre hoặc dây kẽm nằm ngang, cách mặt nước biển chừng 1,5-2,5 m vừa để giữ vững cột đáy, vừa làm “con đường” trên không để đi lại từ miệng đáy này sang miệng đáy kia. Miệng đáy rộng được làm bằng loại lưới đan thành hình chóp, đuôi thắt gọi là “đục đáy”. Miệng đáy được bắt cố định vào giữa hai cột đáy phía trên và dưới để hứng tôm cá di chuyển theo dòng nước chảy... Tất cả những kinh nghiệm từ đi biển, xem thiên văn, việc chọn luồng lạch, kỹ thuật cắm hàng đáy, phương cách trải đáy... đều được truyền dạy từ cha sang con, hết đời này sang đời khác.


0 Comments