Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: BIỂN VIỆT NAM NHÌN TỪ TRÊN CAO của Nguyễn Minh Tân
ID: 19991
Lời giới thiệu: Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển trải dài trên dãi đất hình chữ S từ Bắc vào Nam trù phú và hùng vĩ, một bên là đồi núi chở che một bên là bờ biển với những bãi cát trải dài tươi đẹp và giàu khoáng vật. Phải đi nhiều mới thấy không nơi nào đẹp bằng bờ biển quê hương mình, bờ biển có đoạn đảo núi đá vôi tạo nên cảnh sắc hùng vĩ nhưng lại rất nên thơ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long hoặc những đảo, quần đảo tuyệt đẹp như Đảo Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo...Có đoạn yên ả với những bờ cát mịn màng phơi mình bên đại đương xanh thẳm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, từ Đà Nẵng,đến Nha Trang kéo dài đến Bình Thuận, Vũng Tàu cùng những làng chài yên ả và cư dân chất phác. Càng ngắm nhìn được nhiều cảnh sắc của bờ biển Việt Nam lòng ta càng dâng lên niềm tự hào dân tộc càng trỗi lên mạnh mẽ. Biển mang đến cho dân ta nguồn thủy sản trù phú, dồi dào, những nguồn lợi từ du lịch, biển giúp dất nước thông thương với bè bạn năm châu, biển góp phần phát triển kinh tế và cả tinh thần của người dân Việt. Qua đoạn phim ngắn này, dù chỉ một thoáng với một vài địa danh ngõ hầu giới thiệu khái quát về cảnh quan đồng thời hy vọng góp sức vào việc bảo vệ biển đảo nước nhà.

0 Votes


Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: HẠNH PHÚC ....GẦN của Vũ Thị Phương Thảo
ID: 25742
Lời giới thiệu: Chị Vũ Thị Thủy - Người khuyết tật nặng. Hệ vận động của chị bị ảnh hưởng, Cả cơ thể chị mõi bộ não còn linh hoạt, Không có khả năng tự sinh hoạt hàng ngày. Phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác . Tuy nhiên chị vẫn tiếp tục sống , sống một cách vui vẻ và hạnh phúc vì chị tự tin xung quanh mình , ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ chị . Bởi vì ......... " người Việt Nam mà " ( lời chị nói ) .

0 Votes


Video: Lào Cai Amazing của Phan Xuân Nguyên
ID: 8976
Lời giới thiệu: Tại Lào Cai, một vùng đất đa dạng và thiên nhiên tuyệt đẹp, tôi đã có cơ hội khám phá những khoảnh khắc đáng nhớ tại làng mạc Y Tý. Đặc biệt, vào mùa lúa chín, cảnh tượng của những cánh đồng lúa bậc thang lùa vàng ươm là một hình ảnh tuyệt đẹp khó có thể quên. Như những tầng hạt cát vàng rải trải xuống đồng ruộng, mảng mảng lúa chín tạo nên một bức tranh tươi sáng và hùng vĩ, tựa như một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Làng mạc Y Tý còn là nơi của những ngôi nhà sát bên nhau, chìm trong làn mây dày đặc, tạo nên cảm giác như đang bước vào một thế giới thần tiên. Những con đường cong quanh co đưa tôi đi qua những ngôi nhà xinh đẹp, mỗi cái là một câu chuyện riêng, gắn liền với cuộc sống của những người dân nơi đây. Không chỉ có cảnh đẹp tự nhiên, tại Y Tý còn có những đứa trẻ đáng yêu với nụ cười rạng ngời, những người thổi khèn mãi mãi gắn với truyền thống âm nhạc của vùng núi Hành trình khám phá Lào Cai là một hành trình đầy kỳ diệu và thú vị, nơi tôi được chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, nắm lấy tinh thần của cộng đồng địa phương, và tận hưởng mọi khoảnh khắc đáng nhớ tại những điểm đẹp như Y Tý. Ngoài Y Tý, Lào Cai còn mang trong mình nét đẹp hoang sơ và cuốn hút ở những nơi khác như Sapa và đỉnh núi Fanxipang. Sapa, với khí hậu mát mẻ và khung cảnh hùng vĩ, đã làm say lòng bất kỳ ai từng bước chân vào đây. Những con đường mòn rừng rậm dẫn đến những thác nước tuyệt đẹp và những ngôi làng bản địa ẩn mình giữa thiên nhiên hùng vĩ. Không gian đỉnh núi Fanxipang – "Nóc nhà Đông Dương" – là một trong những điểm hấp dẫn cho những người yêu thích leo núi. Việc đắm mình trong làn sương mù dày đặc, cảm nhận mạnh mẽ vị trí cao nhất của đất nước và thả mình vào cảm giác mê hoặc khi đứng trên đỉnh đỉnh núi là một trải nghiệm đáng nhớ. Cuộc hành trình khám phá Lào Cai là một cuộc phiêu lưu tới với thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa độc đáo. Đó là cơ hội để chạm tay vào những cảm xúc và hình ảnh mà chỉ Lào Cai có thể mang đến. Tôi hy vọng video của tôi có thể chia sẻ một phần nhỏ của vẻ đẹp đó và thúc đẩy mọi người khám phá thêm về vùng đất này đầy sắc màu và kỳ diệu.

0 Votes


Video: VIẾNG HÒN BÀ NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TP VŨNG TÀU của Tran Ngoc Thinh
ID: 29666
Lời giới thiệu: Hòn Bà, là một đảo nhỏ nằm tại bãi sau, TP biển Vũng Tàu. Cả hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh của cây dừa, cây dương, cau và hoa sứ…. Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu bà được xây dựng năm vào năm 1881, đến năm 1971 miếu hòn bà được tu sửa và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, là điện thờ các vị thần linh. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng đá ghồ ghề, du khách có thể ra thăm miếu bằng con đường này. Vào ngày rằm tháng giêng, từ 4 giờ sáng, thủy triều đã rút và con đường đá dẫn ra miếu cũng lộ dần. Người dân và du khách ra viếng miếu hòn bà từ khi trời còn tối, ánh đèn tạo nên những vệt sáng thắp sáng cả con đường. Mỗi năm, tại miếu Hòn Bà diễn 4 lễ cúng vào các ngày rằm: tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười (âm lịch). Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng thu hút đông người dân và du khách thập phương đến viếng miếu Hòn Bà. Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình.Trải qua nhiều thế kỷ, Hòn Bà trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, cúng viếng…

1 Vote


Video: Cao Bằng - Through my eyes của Nguyễn Khánh Vũ Khoa
ID: 21103
Lời giới thiệu: Mùa thu ở Cao Bằng, một tỉnh nằm ở phía đông bắc Việt Nam, là một thời điểm đặc biệt trong năm. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và khí hậu mát mẻ, mùa thu ở Cao Bằng mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dân và du khách. Mùa thu tại Cao Bằng bắt đầu vào khoảng từ tháng 9 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 11. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở Cao Bằng trở nên dễ chịu hơn sau mùa mưa nước nhiều của mùa hạ. Nhiệt độ giảm xuống, tạo điều kiện lý tưởng cho những chuyến du lịch và khám phá tự nhiên. Một trong những điểm đặc biệt của mùa thu ở Cao Bằng là cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Những ngọn núi cao và rừng núi bao quanh tỉnh này chuyển sang màu sắc vàng óng, đỏ rực khi cây lá chuyển màu. Những thửa ruộng bậc thang ở các vùng nông thôn cũng tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khiến cho khung cảnh Cao Bằng trở nên thơ mộng và hấp dẫn. Mùa thu là thời điểm thích hợp để khám phá các điểm đến du lịch nổi tiếng tại Cao Bằng, như Hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Phong nậm, Trà Lĩnh, thác Cò Là.... mùa thu là thời điểm để khám phá vùng đất tuyệt đẹp Cao Bằng. Mùa thu ở đây không chỉ mang đến cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời mà còn mang theo những trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo, khiến cho chuyến du lịch trở nên đáng nhớ.

1 Vote


Video: VỊ CÔNG TÔN NỮ GIỮ HỒN NGHỀ GỐI HOÀNG CUNG của lê tấn thanh
ID: 12634
Lời giới thiệu: Vốn là vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm - con trai thứ 57 của vua Minh Mạng, Cụ Trí Huệ từ năm 17 tuổi đã được tuyển vào cung học và phục vụ may vá, thêu thùa cho Từ Cung hoàng thái hậu - thân mẫu của vua Bảo Đại. Từ đó, Cụ đã bén duyên và trở thành nghệ nhân đặc biệt hiếm hoi còn biết đến nghề may gối “trái dựa”. Đây là loại gối từng được sử dụng phổ biến trong Hoàng Cung để vua, quan triều Nguyễn gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay trong lúc ngồi ngâm thơ, đọc sách. Tìm đến làng quê Hương Cần yên bình dưới cơn mưa phùn của chiều xuân xứ Huế, căn nhà nhỏ cấp bốn của Cụ Trí Huệ thực sự ấm áp bởi ngọn lửa nghề của cả ba thế hệ. Dù nay đã ngoài trăm tuổi và không ít lần vượt "cửa tử", ngày ngày, Cụ vẫn kiên trì lom khom tỉ mẩn luồn từng sợi chỉ, làm từng chiếc gối dựa Hoàng Cung để thể hiện cốt cách của một con người luôn tri ân đối với nghề truyền thống một thời phục vụ cho dòng dõi hoàng tộc. Luôn đau đáu nỗi lo nghề làm gối dựa sẽ thất truyền sau một thời gian dài bẵng đi vì cơm áo gạo tiền, Cụ còn viết tâm thư gửi con cháu và hàn huyên với mọi người về nguyện vọng hồi sinh và lan tỏa nghề truyền thống này. Lắng nghe những câu chuyện từ một chứng nhân lịch sử bằng xương bằng thịt, có lẽ ai cũng sẽ cùng Cụ vỡ òa hạnh phúc khi nghe kể đến lúc có những đơn hàng đầu tiên từ những vị khách yêu văn hóa Huế…

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp