Bình chọn cuộc thi ảnh bộ Happy Vietnam 2024

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Hành trình mới
ID: 605903
Tác giả: Huỳnh Lưu Bảo Trân
Lời giới thiệu: Thời khắc tốt nghiệp lớp 12 thật vô cùng quý giá. Thời khắc ấy, chắc hẳn niềm hạnh phúc sẽ dâng trào trong lòng của mỗi một bạn học sinh. Hạnh phúc vì những nổ lực miệt mài của 12 năm đèn sách cũng đã được đền đáp, chúng ta đã tốt nghiệp phổ thông. Hạnh phúc vì từ đây sẽ bắt đầu hành trình mới, đến với cánh cổng đại học để bồi đắp hành trang 4 năm chuẩn bị bước vào đời. Chặn đường mới này, chúng ta sẽ đi trên chính đôi chân của mình, tự chúng ta nuôi sống bản thân, nỗi lo cơm áo gạo tiền để nuôi nấng chúng nên người sẽ không còn đè lên vai của bố mẹ nữa mà chính chúng ta sẽ quay trở lại phụ giúp gia đình. Niềm hạnh phúc ấy không chỉ của riêng mỗi đứa học sinh mà còn là niềm hạnh phúc của bậc phụ huynh, bởi niềm vui của con chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ. Và khi đã làm bố mẹ thì mọi điều mà họ chỉ vì mục tiêu lớn nhất là chăm sóc và dạy dỗ con, giúp con từng bước trưởng thành và khôn lớn. Hơn thế nữa, niềm hạnh phúc ấy còn là niềm hạnh phúc của cả một đất nước, học vấn của chúng ta không chỉ nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn giúp ích cho xã hội, chúng ta đem kiến thức ấy phục vụ cho đất nước, cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc.

1 Vote


Tác phẩm: Người thổi hồn vào tò he
ID: 599983
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tò he là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400-500 năm trước.Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là "đồ chơi chim cò". Chú thích ảnh bài: NGƯỜI THỔI HỒN VÀO TÒ HE 1. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he. 2. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Nghệ nhân tò he Đặng Văn Hậu ở thôn Xuân La cho biết, quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột phải theo thời tiết. Mùa đông thì làm bột dẻo hơn mùa hè. 3. Nghệ nhân nặn tò he sẽ đem "đấu" màu và nặn hình. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ nước màu có nguồn gốc thiên nhiên, từ các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Cần phải qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. 4. Không chỉ giữ lửa nghề truyền thống của làng tò he Xuân La, với tài năng và niềm đam mê, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu còn đưa nghề nặn những con giống bằng bột đến với đông đảo người dân và du khách trong và ngoài nước. 5. Đối với trẻ em cũng như người lớn, trong nước và quốc tế thì mọi người có thể giữ gìn những món đồ chơi đấy trong khoảng thời gian rất dài, có thể tồn tại được đến 3 năm và đồng thời là nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đang tạo ra một bộ kit tò he. Đó là một bộ mà có thể tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm đó và từ đó là sẽ kích thích sự sáng tạo của những người chơi, đặc biệt là trẻ em.” 6. Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

1 Vote


Tác phẩm: Phong vị của Tết
ID: 599991
Tác giả: Trần Đức Hạnh
Lời giới thiệu: Tết đến, bỏ lại sau lưng bao điều không vui, cuộc sống còn bao điều buồn nhiều hơn vui, hãy để cả nhà sum họp, quây quần bên mâm cỗ tất niên đậm đà cái tình, cái nghĩa ngày cuối năm… Phong tục ngày Tết mang nét đẹp truyền thống. Dù bao thế hệ trôi qua, những người con đất Việt vẫn luôn mong gìn giữ và phát huy nét đẹp của cội nguồn. Dù xã hội có phát triển hiện đại thì những phong tục cổ truyền đậm nét vẫn được gìn giữ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chú thích ảnh bài: Phong vị của Tết . 1. Gần Tết, không khí của những ngày cuối năm, mọi người trong gia đình được cùng nhau bận rộn chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm từng nụ hoa cho nở đúng mùng 1 Tết và những tiếng cười đùa quanh nồi bánh chưng đêm 30. Những khoảnh khắc ấy có lẽ là những gam màu tuyệt vời nhất cho bức tranh sum họp và hạnh phúc gia đình. 2. Tết cổ truyền của người Việt bao đời nay gắn với nồi bánh chưng, bánh tét. Không ít gia đình vẫn còn duy trì thói quen gói bánh với mong muốn gìn giữ hương vị truyền thống Tết Việt. 3. Gói bánh chưng là hoạt động quen thuộc trong các gia đình Việt mỗi khi Tết cận kề.Lá dong rửa sạch, rửa kỹ, trước khi cho vào khuôn gói lại lấy khăn tay sạch lau khô một lượt nữa. Bà thì chỉ định rõ số lượng thịt, đỗ xanh, gạo trong từng chiếc bánh. Ông gói vun lên xoắn lại cho lạt mềm nhưng buộc chặt chiếc bánh xanh màu lá dong, đượm mùi gạo nếp và đỗ xanh. 4. Tết là dịp để những đứa trẻ được bố mẹ đưa về quê thăm ông bà của mình. Được thỏa thích vui chơi, gói bánh chưng cùng gia đình, được bố mẹ mua quần áo mới, xúng xính đi chúc Tết ông bà, họ hàng, còn được nhận tiền mừng tuổi. 5. Những nồi bánh chưng đỏ lửa. Mọi người trong gia đình từ lớn tới nhỏ quây quần bên bếp lửa bập bùng khiến không khí ngày Tết ngày càng ấm áp thêm. 6. Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy. Đó là thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Sáng mồng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang.

0 Votes


Tác phẩm: Sin Suối Hồ - nơi hạnh phúc khi đạo hòa đời
ID: 589298
Tác giả: Nguyễn Tất Sơn
Lời giới thiệu: Bản Sin Suối Hồ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) là nơi có 149 hộ gia đình đồng bào Mông với hơn 650 nhân khẩu, trong đó có hơn 500 người theo đạo Tin Lành. Đây là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Lai Châu. Năm 2023, tại diễn đàn Hội chợ Du lịch quốc tế ở Indonesia, điểm bản Sin Suối Hồ được vinh danh là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN năm 2022. Nói đến sự đổi thay của Sin Suối Hồ nhiều người thường nhắc đến những cụm từ như: “kì tích Sin Suối Hồ”, “phép lạ Sin Suối Hồ”, hay “chuyện lạ ở bản nghiện Sin Suối Hồ”… bởi trước đây Sin Suối Hồ là bản đói nghèo, chuyên trồng cây thuốc phiện và khoảng hơn 90% dân bản là người nghiện. Thuốc phiện đã làm cuộc sống của người dân trở lên mờ mịt, đói rách, khốn khổ, bệnh tật và nhiều tệ nạn khác. Với những nỗ lực trong việc tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đoàn kết vươn lên phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc đóng góp công sức xây dựng bản Sin Suối Hồ trở thành bản du lịch cộng đồng nổi tiếng nhất ASEAN, năm 2023 mục sư Hảng A Xà vinh dự là một trong 75 gương điển hình tiên tiến toàn quốc được Thủ tướng tặng bằng khen. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, từ năm 2012, nhờ phong trào xây dựng nông thôn mới mà những con đường vào bản Sin Suối Hồ đã được đổ bê tông, các chuồng bò, chuồng lợn, nhà vệ sinh cũng được di dời ra xa nơi ở giúp cho những ngôi nhà của đồng bào dân tộc Mông trở nên gọn gàng, sạch sẽ và vệ sinh hơn trước, cùng với đó người dân còn phát triển thêm nghề trồng địa lan, đào, mận… để phát triển kinh tế nên bản làng giờ đây trông sạch đẹp, trù phú hơn xưa. Đáng chú ý, nhiều người dân trong bản còn đi học tập kiến thức về làm du lịch để mở mô hình du lịch cộng đồng, phục vụ phát triển kinh tế gia đình và du lịch ở địa phương. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2015, UBND tỉnh Lai Châu đã công nhận bản Sin Suối Hồ là bản du lịch cộng đồng. Kể từ đây dân bản Sin Suối Hồ có thêm cơ sở và động lực để theo đuổi nghề làm du lịch và trồng địa lan để phát triển kinh tế, nhờ đó tính sơ qua mỗi năm tất cả các hộ làm mô hình này cũng thu về hàng tỉ đồng. Bản Sin Suối Hồ nói chung và điểm nhóm Tin Lành Sin Suối Hồ nói riêng trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Điến hình như việc Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng kí sinh hoạt tôn giáo. Và vào những dịp lễ trọng của giáo dân, chính quyền các cấp luôn tới chúc mừng, khích lệ và động viên các tín hữu trong điểm nhóm./.

0 Votes


Tác phẩm: Tây Nguyên huyền bí
ID: 608595
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Lời giới thiệu: Tây Nguyên huyền bí Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên hùng vĩ nằm ở miền Trung Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn ẩn chứa nhiều huyền bí trong văn hóa và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nơi đây. Cảnh sắc thiên nhiên Tây Nguyên là nơi giao thoa giữa núi rừng, thác nước và những cánh đồng cà phê bạt ngàn. Những ngọn núi trùng điệp, dòng sông trong xanh và những thác nước ào ạt như thác Draynur, thác Yang Bay tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Không chỉ có vậy, Tây Nguyên còn nổi tiếng với các hồ nước như hồ T’nưng hay hồ Lắk, nơi du khách có thể tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái thú vị. Văn hóa phong phú Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, mỗi dân tộc mang trong mình những truyền thuyết, phong tục tập quán độc đáo. Nét đặc trưng văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến những lễ hội như lễ hội cồng chiêng, lễ hội mừng mùa màng, hay các nghi thức cúng bái linh hồn. Những điệu múa, tiếng cồng chiêng vang vọng trong không gian núi rừng tạo nên âm thanh huyền bí, khiến người nghe cảm nhận được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Ẩm thực độc đáo Ẩm thực Tây Nguyên cũng mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Các món ăn như cơm lam, gà nướng, và rượu cần không chỉ ngon mà còn chứa đựng những câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây. Rượu cần, một loại rượu truyền thống, thường được sử dụng trong các buổi lễ hội, tạo nên không khí giao lưu thân mật giữa bạn bè và gia đình. Tây Nguyên không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, mà còn là nơi để khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và huyền bí. Một chuyến đi đến Tây Nguyên chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên và những kỷ niệm đẹp về vùng đất này.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiếp