I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
– Cuộc thi giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc qua góc nhìn chân thực, sống động, khách quan của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên trong nước và bạn bè quốc tế.
– Thu hút sự quan tâm và tham gia của các tầng lớp nhân dân ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở ngoài nước, người nước ngoài trên khắp thế giới trong công tác truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.
– Tôn vinh những cá nhân và tập thể, không phân biệt là người Việt Nam hay người nước ngoài, có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới.
2. Yêu cầu
– Ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm truyền thông hiện đại, sinh động, dễ tiếp cận đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
– Hình ảnh, thông tin về các tác giả, tác phẩm dự thi được xử lý bảo đảm các yêu cầu về an ninh chính trị, đối ngoại theo quy định của Nhà nước.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
– Cuộc thi dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên.
– Các thành viên Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Hội đồng Thẩm định và Ban Thư ký không được tham gia dự thi.
III. THỂ LOẠI TÁC PHẨM DỰ THI Cuộc thi dành cho 02 thể loại: ảnh và video.
IV. TIÊU CHÍ CỦA TÁC PHẨM DỰ THI
1. Tiêu chí về nội dung
– Giới thiệu vẻ đẹp thiên nhiên, con người trên khắp các vùng miền đất nước Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển quốc gia phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong thời đại mới.
– Phản ánh thành tựu của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế, nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch…
– Có sức lan tỏa mạnh mẽ ở trong nước và trên thế giới; phục vụ hiệu quả cho công tác thông tin đối ngoại; góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với công chúng trong nước và quốc tế.
– Không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Cuộc thi; phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
2. Tiêu chí đối với thể loại ảnh
– Ảnh dự thi là ảnh đơn, ảnh bộ dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg. Kích thước của chiều ngắn nhất tối thiểu 3.000 pixel, độ phân giải 300dpi.
– Mỗi một tác giả được gửi không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi (cả ảnh đơn và ảnh bộ). Tên tác giả được lấy theo tên trong Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
+ Ảnh đơn: mỗi ảnh là một tác phẩm.
+ Ảnh bộ: mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, gồm tối đa 15 ảnh. Ban Tổ chức khuyến khích bộ ảnh có phần giới thiệu nội dung của bộ ảnh (tối đa 150 từ). Tác giả phải đánh số thứ tự của bộ ảnh.
+ Trong trường hợp tác giả gửi ảnh dự thi bao gồm cả ảnh đơn và ảnh bộ thì ảnh đơn không được trùng với ảnh trong bộ ảnh.
– Đối với tác phẩm được sáng tác bằng phương pháp hiện thực, không chấp nhận ảnh cắt ghép, thêm, bớt hoặc làm sai lệch thực tế (trừ thể loại ảnh panorama).
3. Tiêu chí đối với video
– Video dự thi dưới dạng tác phẩm đơn hoặc nhóm video, phóng sự, phim ngắn, phim tiểu phẩm được quay bằng bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ chức năng quay phim.
– Mỗi một tác giả được gửi không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi (cả video đơn và nhóm video). Tên tác giả được lấy theo tên trong Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
+ Video đơn: mỗi video là một tác phẩm có độ dài tối đa không quá 05 phút.
+ Nhóm video: mỗi nhóm video được coi là một tác phẩm, gồm tối đa 15 video, mỗi video có độ dài tối đa không quá 05 phút. Ban Tổ chức khuyến khích nhóm video có phần giới thiệu nội dung (tối đa 150 từ). Tác giả phải đánh số thứ tự của nhóm video.
+ Trong trường hợp tác giả gửi video dự thi bao gồm cả video đơn và nhóm video thì video đơn không trùng với video trong nhóm video.
– Chất lượng hình ảnh video đạt tối thiểu Full HD trở lên.
– Nội dung và cốt truyện rõ ràng, phù hợp với thông điệp và chủ đề cuộc thi. Video là sản phẩm truyền thông nguyên bản, do tác giả sở hữu, không sao chép từ bất cứ nguồn nào mà chưa được sự cho phép về bản quyền hình ảnh, âm thanh, lời thoại…
– Các nhân vật xuất hiện trong video phải được sự đồng ý của nhân vật hoặc người giám hộ của nhân vật đó.
4. Thời gian sáng tác
– Tác phẩm sáng tác trong vòng 03 năm gần nhất (tính đến thời điểm kết thúc nhận tác phẩm của Cuộc thi).
– Tác phẩm dự thi chưa được trưng bày hoặc đoạt giải tại bất kỳ cuộc thi và triển lãm nào trước đây.
5. Bản quyền tác phẩm
– Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền tác giả.
– Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và các quyền liên quan. Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng khi có phát hiện về vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp cần thiết, Ban Tổ chức sẽ yêu cầu tác giả nộp file gốc để kiểm chứng thông tin.
– Ban Tổ chức Cuộc thi được phép sử dụng các tác phẩm dự thi để phục vụ cho công tác quảng bá cuộc thi và tuyên truyền thông tin đối ngoại mà không phải chi trả bất kỳ chi phí nào.
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Mỗi thể loại dự thi gồm các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 giải Nhất: 100.000.000đ
– 01 giải Nhì: 30.000.000đ
– 01 giải Ba: 20.000.000đ
– 20 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 giải cho tác phẩm có số lượng bình chọn nhiều nhất: 10.000.000đ
– 01 giải cho tác phẩm có số lượng chia sẻ nhiều nhất: 10.000.000đ
Các tác phẩm đạt giải thưởng được Ban Tổ chức trao thưởng, tặng kỷ niệm chương và giấy chứng nhận. Ban Tổ chức sẽ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành. Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi, căn cứ vào chất lượng tác phẩm của mỗi thể loại. Ngoài ra, Ban Tổ chức có thể trao các giải thưởng cho các hạng mục khác theo đề xuất của Cơ quan Thường trực Cuộc thi.
VI. CƠ QUAN CHỈ ĐẠO, BAN TỔ CHỨC, CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC CUỘC THI, HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO, HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH, BAN THƯ KÝ
1. Cơ quam chỉ đạo: Bộ Thông tin và Truyền thông
2. Ban tổ chức
2.1. Ban Tổ chức Cuộc thi hằng năm do Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập, có nhiệm vụ xét chọn những tác phẩm dự thi xuất sắc để trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định trao tặng giải thưởng.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tổ chức do Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
2.3. Thành phần Ban Tổ chức gồm:
– Trưởng Ban Tổ chức: Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Phó Trưởng Ban Tổ chức: Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Các thành viên Ban Tổ chức: đại diện lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền (Cục Đối ngoại, Bộ Công an), Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao), Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Vụ Thông tin, tư liệu (Ban Đối ngoại Trung ương) và một số cơ quan, đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Cơ quan Thường trực Cuộc thi Cơ quan Thường trực Cuộc thi là Cục Thông tin đối ngoại có các trách nhiệm sau:
3.1. Phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Ban Tổ chức triển khai, tuyên truyền phổ biến rộng rãi, hướng dẫn thực hiện Thể lệ Cuộc thi.
3.2. Là đầu mối tiếp nhận các tác phẩm dự thi.
3.3. Huy động các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ quá trình xét giải và tổ chức Lễ trao giải.
3.4. Chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ quá trình tổ chức Cuộc thi.
4. Hội đồng Giám khảo Hội đồng Giám khảo do Ban Tổ chức quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Cuộc thi. Hội đồng Giám khảo gồm Hội đồng Giám khảo vòng Sơ khảo và Hội đồng Giám khảo vòng Chung khảo, hoạt động theo Quy chế làm việc do Ban Tổ chức phê duyệt.
5. Hội đồng Thẩm định Hội đồng Thẩm định do Ban Tổ chức quyết định thành lập, trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Cuộc thi. Hội đồng Thẩm định có trách nhiệm thẩm định tác phẩm và nhân thân tác giả có tác phẩm được lựa chọn vào vòng Chung khảo và báo cáo Ban Tổ chức kết quả thẩm định.
6. Ban Thư ký Ban Thư ký do Ban Tổ chức quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan thường trực Cuộc thi. Ban Thư ký có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo, Hội đồng Thẩm định thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình. VII. QUY CHẾ CHẤM GIẢI
Bước 1: vòng Sơ khảo
Trên cở sở tập hợp tác phẩm của các tác giả gửi đến, Hội đồng Giám khảo vòng Sơ khảo tiến hành lựa chọn các tác phẩm đáp ứng tiêu chí ở mục IV của Thể lệ Cuộc thi.
Bước 2: thẩm định
Sau khi có danh sách tác phẩm được Hội đồng Giám khảo vòng Sơ khảo đề xuất vào vòng Chung khảo, Hội đồng Thẩm định có trách nhiệm thẩm định tác phẩm và nhân thân tác giả.
Bước 3: vòng Chung khảo
Các tác phẩm vào vòng Chung khảo sẽ được Hội đồng Giám khảo vòng Chung khảo chấm và xét chọn, kết quả sẽ được trình Ban Tổ chức xem xét và ký quyết định công nhận giải thưởng.
VIII. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
- Các cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả Cuộc thi. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, lý do khiếu nại và gửi tới Cơ quan Thường trực Cuộc thi. Cơ quan Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Ban Tổ chức. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng, hoặc mạo danh.
- Ban Tổ chức sẽ thu hồi giải thưởng, thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau:
– Tác phẩm tham dự vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ, các quy định pháp luật của Nhà nước có liên quan và Thể lệ Cuộc thi này.
– Lợi dụng giải thưởng được trao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
– Việc thu hồi giải thưởng sẽ được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
IX. HÌNH THỨC TIẾP NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI Các tác giả, nhóm tác giả gửi trực tiếp tác phẩm dự thi tại: https://happy.vietnam.vn./.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI