Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: Cao Bằng - Through my eyes của Nguyễn Khánh Vũ Khoa
ID: 21103
Lời giới thiệu: Mùa thu ở Cao Bằng, một tỉnh nằm ở phía đông bắc Việt Nam, là một thời điểm đặc biệt trong năm. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và khí hậu mát mẻ, mùa thu ở Cao Bằng mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dân và du khách. Mùa thu tại Cao Bằng bắt đầu vào khoảng từ tháng 9 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 11. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở Cao Bằng trở nên dễ chịu hơn sau mùa mưa nước nhiều của mùa hạ. Nhiệt độ giảm xuống, tạo điều kiện lý tưởng cho những chuyến du lịch và khám phá tự nhiên. Một trong những điểm đặc biệt của mùa thu ở Cao Bằng là cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Những ngọn núi cao và rừng núi bao quanh tỉnh này chuyển sang màu sắc vàng óng, đỏ rực khi cây lá chuyển màu. Những thửa ruộng bậc thang ở các vùng nông thôn cũng tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khiến cho khung cảnh Cao Bằng trở nên thơ mộng và hấp dẫn. Mùa thu là thời điểm thích hợp để khám phá các điểm đến du lịch nổi tiếng tại Cao Bằng, như Hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Phong nậm, Trà Lĩnh, thác Cò Là.... mùa thu là thời điểm để khám phá vùng đất tuyệt đẹp Cao Bằng. Mùa thu ở đây không chỉ mang đến cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời mà còn mang theo những trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo, khiến cho chuyến du lịch trở nên đáng nhớ.

1 Vote


Video: https://youtu.be/Nd3Jc5FuItQ?si=TNYSNDm7jqOQA2Q1 của Trần Thành Tiến
ID: 23626
Lời giới thiệu: Những trải nghiệm trên hành trình khám phá những vùng đất mới đã dạy tôi cách trân trọng cuộc sống này hơn. Đặc biệt là nhắc nhở cách chúng ta cùng nhau tuyên truyền giúp mọi người hiểu về tầm quan trọng của thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh.

0 Votes


Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: VIẾNG HÒN BÀ NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TP VŨNG TÀU của Tran Ngoc Thinh
ID: 29666
Lời giới thiệu: Hòn Bà, là một đảo nhỏ nằm tại bãi sau, TP biển Vũng Tàu. Cả hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh của cây dừa, cây dương, cau và hoa sứ…. Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu bà được xây dựng năm vào năm 1881, đến năm 1971 miếu hòn bà được tu sửa và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, là điện thờ các vị thần linh. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng đá ghồ ghề, du khách có thể ra thăm miếu bằng con đường này. Vào ngày rằm tháng giêng, từ 4 giờ sáng, thủy triều đã rút và con đường đá dẫn ra miếu cũng lộ dần. Người dân và du khách ra viếng miếu hòn bà từ khi trời còn tối, ánh đèn tạo nên những vệt sáng thắp sáng cả con đường. Mỗi năm, tại miếu Hòn Bà diễn 4 lễ cúng vào các ngày rằm: tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười (âm lịch). Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng thu hút đông người dân và du khách thập phương đến viếng miếu Hòn Bà. Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình.Trải qua nhiều thế kỷ, Hòn Bà trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, cúng viếng…

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp