Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: HẠNH PHÚC ....GẦN của Vũ Thị Phương Thảo
ID: 25742
Lời giới thiệu: Chị Vũ Thị Thủy - Người khuyết tật nặng. Hệ vận động của chị bị ảnh hưởng, Cả cơ thể chị mõi bộ não còn linh hoạt, Không có khả năng tự sinh hoạt hàng ngày. Phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác . Tuy nhiên chị vẫn tiếp tục sống , sống một cách vui vẻ và hạnh phúc vì chị tự tin xung quanh mình , ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ chị . Bởi vì ......... " người Việt Nam mà " ( lời chị nói ) .

0 Votes


Video: VIẾNG HÒN BÀ NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TP VŨNG TÀU của Tran Ngoc Thinh
ID: 29666
Lời giới thiệu: Hòn Bà, là một đảo nhỏ nằm tại bãi sau, TP biển Vũng Tàu. Cả hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh của cây dừa, cây dương, cau và hoa sứ…. Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu bà được xây dựng năm vào năm 1881, đến năm 1971 miếu hòn bà được tu sửa và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, là điện thờ các vị thần linh. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng đá ghồ ghề, du khách có thể ra thăm miếu bằng con đường này. Vào ngày rằm tháng giêng, từ 4 giờ sáng, thủy triều đã rút và con đường đá dẫn ra miếu cũng lộ dần. Người dân và du khách ra viếng miếu hòn bà từ khi trời còn tối, ánh đèn tạo nên những vệt sáng thắp sáng cả con đường. Mỗi năm, tại miếu Hòn Bà diễn 4 lễ cúng vào các ngày rằm: tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười (âm lịch). Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng thu hút đông người dân và du khách thập phương đến viếng miếu Hòn Bà. Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình.Trải qua nhiều thế kỷ, Hòn Bà trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, cúng viếng…

1 Vote


Video: VỊ CÔNG TÔN NỮ GIỮ HỒN NGHỀ GỐI HOÀNG CUNG của lê tấn thanh
ID: 12634
Lời giới thiệu: Vốn là vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm - con trai thứ 57 của vua Minh Mạng, Cụ Trí Huệ từ năm 17 tuổi đã được tuyển vào cung học và phục vụ may vá, thêu thùa cho Từ Cung hoàng thái hậu - thân mẫu của vua Bảo Đại. Từ đó, Cụ đã bén duyên và trở thành nghệ nhân đặc biệt hiếm hoi còn biết đến nghề may gối “trái dựa”. Đây là loại gối từng được sử dụng phổ biến trong Hoàng Cung để vua, quan triều Nguyễn gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay trong lúc ngồi ngâm thơ, đọc sách. Tìm đến làng quê Hương Cần yên bình dưới cơn mưa phùn của chiều xuân xứ Huế, căn nhà nhỏ cấp bốn của Cụ Trí Huệ thực sự ấm áp bởi ngọn lửa nghề của cả ba thế hệ. Dù nay đã ngoài trăm tuổi và không ít lần vượt "cửa tử", ngày ngày, Cụ vẫn kiên trì lom khom tỉ mẩn luồn từng sợi chỉ, làm từng chiếc gối dựa Hoàng Cung để thể hiện cốt cách của một con người luôn tri ân đối với nghề truyền thống một thời phục vụ cho dòng dõi hoàng tộc. Luôn đau đáu nỗi lo nghề làm gối dựa sẽ thất truyền sau một thời gian dài bẵng đi vì cơm áo gạo tiền, Cụ còn viết tâm thư gửi con cháu và hàn huyên với mọi người về nguyện vọng hồi sinh và lan tỏa nghề truyền thống này. Lắng nghe những câu chuyện từ một chứng nhân lịch sử bằng xương bằng thịt, có lẽ ai cũng sẽ cùng Cụ vỡ òa hạnh phúc khi nghe kể đến lúc có những đơn hàng đầu tiên từ những vị khách yêu văn hóa Huế…

1 Vote


Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: Chân trời mới – sứ mệnh nhân đạo cho tương lai của Vũ Ly Ly
ID: 21991
Lời giới thiệu: Là những bác sĩ trẻ ra trường khi tuổi xuân đang phơi phới, thấm nhuần lời thề Hippocrates, năm 2014 Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh đã tự nguyện viết đơn sang Angola làm việc theo chương trình hợp tác của Bộ Y tế Việt Nam. Để chuẩn bị cho những ngày tháng làm việc tại Angola, Quỳnh và Quyết đã phải mất 1 năm trước đó để chuẩn bị từ việc học tiếng Bồ Đào Nha, kỹ năng sinh tồn trong môi trường địa lý, thời tiết khắc nghiệt, hay dịch bệnh xảy đến... Hình ảnh hai bác sĩ trẻ Việt Nam làm việc cứu người nơi đây, khiến cho nhiều người dân Angola yêu mến và cảm phục. Và ngược lại, chính tình yêu thương, sự tin tưởng của người bệnh, của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại dành cho đã trở thành động lực và niềm hạnh phúc cho hai bác sĩ trẻ. Những người dân nơi này có lẽ sẽ có rất ít cơ hội được đến với Việt Nam, một quốc gia ở rất xa Angola - Châu Phi. Nhưng Việt Nam, đối với họ, là những người bạn, như bác sĩ Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh. Chân trời mới – sứ mệnh nhân đạo cho tương lai của anh chị đang phủ thêm màu xanh, nuôi dưỡng những cây non, tỏa bóng mát và đem lại mỗi giây phút bình yên cho Angola.

0 Votes


Trước 1 2 3 Tiếp