Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: Trồng lanh, dệt vải - bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông của lê tấn thanh
ID: 18664
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, nghề trồng lanh, dệt vải luôn gắn bó với phụ nữ đồng bào dân tộc Mông . Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ, là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông . Đối với đồng bào Mông lanh là một biểu tượng văn hóa. Người dân nơi đây vẫn giữ được nghề dệt vải lanh truyền thống với nguyên liệu tự nhiên và quy trình thủ công. Nghề dệt lanh của người Mông mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với văn hóa truyền thống dân tộc, là một minh chứng sinh động thể hiện đức tình cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành được gia đình cho đất riêng để trồng lanh. Trước khi đi lấy chồng, họ phải biết dệt vải lanh. Khi về nhà chồng, mẹ chồng sẽ tặng con dâu một bộ lanh. Cô dâu mới biếu mẹ chồng bộ lanh do mình dệt và khâu. Dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người Mông quan niệm, vải lanh giúp gắn kết giữa giữa con cháu với tổ tiên.

1 Vote


Video: Phú Yên in my eye của Phan Xuân Nguyên
ID: 9013
Lời giới thiệu: Phú Yên - miền đất ngọc bên bờ biển xanh biếc của Việt Nam, nơi mà thiên nhiên và con người tương hợp tạo nên một bức tranh đẹp tinh tế. Đặc biệt, Hòn Yến nổi tiếng với bãi cát trắng mịn màng, như một viên ngọc trong lòng biển. Ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống biển xanh, tạo ra một khung cảnh thần tiên với bờ cát dài, sóng biển nhẹ nhàng đùa giỡn. Những con thuyền trên biển như những nét vẽ mộng mơ của biển cả, lướt nhẹ trên mặt nước bạt ngàn. Ngư dân đắm chìm trong công việc đánh bắt, từng nhịp cơ hội và thách thức đánh thức tinh thần phiêu lưu trong họ. Họ là những người bản lĩnh, thách thức sóng biển mỗi ngày để cung cấp cho thực phẩm cho cả một vùng biển rộng lớn. Còn những người nông dân làm muối, họ tận tụy và cận kề mặt đất, biến những cánh đồng muối thành những tấm gương phản chiếu trời xanh. Cảnh tượng của họ đưa ta vào một thế giới bình yên, nơi thời gian trôi qua chậm rãi và mọi thứ đều trong sự hòa quyện hài hòa. Phú Yên - vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, nơi tình yêu và lòng dũng cảm của con người gắn liền với biển cả và cát trắng. Mỗi góc cảnh đẹp, mỗi cuộc sống đan xen trong tận tụy, tạo nên một chương trình hoàn hảo về màu sắc và cảm xúc, chinh phục lòng người bằng vẻ đẹp khó cưỡng của mình.

0 Votes


Video: VỊ CÔNG TÔN NỮ GIỮ HỒN NGHỀ GỐI HOÀNG CUNG của lê tấn thanh
ID: 12634
Lời giới thiệu: Vốn là vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm - con trai thứ 57 của vua Minh Mạng, Cụ Trí Huệ từ năm 17 tuổi đã được tuyển vào cung học và phục vụ may vá, thêu thùa cho Từ Cung hoàng thái hậu - thân mẫu của vua Bảo Đại. Từ đó, Cụ đã bén duyên và trở thành nghệ nhân đặc biệt hiếm hoi còn biết đến nghề may gối “trái dựa”. Đây là loại gối từng được sử dụng phổ biến trong Hoàng Cung để vua, quan triều Nguyễn gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay trong lúc ngồi ngâm thơ, đọc sách. Tìm đến làng quê Hương Cần yên bình dưới cơn mưa phùn của chiều xuân xứ Huế, căn nhà nhỏ cấp bốn của Cụ Trí Huệ thực sự ấm áp bởi ngọn lửa nghề của cả ba thế hệ. Dù nay đã ngoài trăm tuổi và không ít lần vượt "cửa tử", ngày ngày, Cụ vẫn kiên trì lom khom tỉ mẩn luồn từng sợi chỉ, làm từng chiếc gối dựa Hoàng Cung để thể hiện cốt cách của một con người luôn tri ân đối với nghề truyền thống một thời phục vụ cho dòng dõi hoàng tộc. Luôn đau đáu nỗi lo nghề làm gối dựa sẽ thất truyền sau một thời gian dài bẵng đi vì cơm áo gạo tiền, Cụ còn viết tâm thư gửi con cháu và hàn huyên với mọi người về nguyện vọng hồi sinh và lan tỏa nghề truyền thống này. Lắng nghe những câu chuyện từ một chứng nhân lịch sử bằng xương bằng thịt, có lẽ ai cũng sẽ cùng Cụ vỡ òa hạnh phúc khi nghe kể đến lúc có những đơn hàng đầu tiên từ những vị khách yêu văn hóa Huế…

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp