Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: Hãy là một công dân Việt Nam có tâm giúp người Việt trở nên có tầm trên thế giới. của Phan Đặng Bảo Trân
ID: 6418
Lời giới thiệu: Đây là một video sử dụng công nghệ AI chuyển ảnh thật thành ảnh hoạt hình trên nền tảng TikTok. Trông có vẻ là một video không đặc biệt, nhưng câu chuyện đằng sau video đó chứa đựng nhiều cảm xúc trong tôi. Đó là một buổi chiều tà bình thường như mọi ngày. Bất ngờ, trên đường đi, tôi và bạn bắt gặp một chú chó nhỏ nằm bất động bên lề đường. Ngay lập tức, tôi xuống xe kiểm tra sự an toàn của chú chó và điều kém may mắn đã xảy ra rằng chú chó không còn hơi thở. Bẫng đi một nhịp, tôi đã bình tâm lại và gọi cho đội cứu trợ động vật Đà Nẵng. Trong 2 tiếng đợi đội cứu trợ, tôi và bạn tôi đã chụp tấm ảnh trên. Về đến nhà, tôi lấy tấm ảnh đó tham gia một trend trên nền tảng TikTok và không có suy nghĩ gì. Và kết quả đã làm tôi thật sự bất ngờ như video ở trên các bạn đang thấy. Qua câu chuyện này, tôi mong bạn nhận ra được thông điệp của tôi: Hãy là một người tốt, một công dân tốt, đừng thờ ơ vô cảm với thế giới xung quanh bạn, và mọi điều bạn làm đều được nhìn thấy và công nhận, không kể tới một "tín ngưỡng tâm linh" mà bạn tin, quan trọng là chính bạn công nhận bạn, giúp bạn tự tin vào bản thân mình và có động lực để hoàn thiện mình mỗi ngày. Sau cùng, việc tốt của bạn cũng là động lực cho việc tốt của người khác, và rồi đất nước của chúng ta sẽ càng trở nên một đất nước văn hóa - văn minh bởi cả một cộng đồng công dân người Việt tốt.

0 Votes


Video: VIẾNG HÒN BÀ NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TP VŨNG TÀU của Tran Ngoc Thinh
ID: 29666
Lời giới thiệu: Hòn Bà, là một đảo nhỏ nằm tại bãi sau, TP biển Vũng Tàu. Cả hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh của cây dừa, cây dương, cau và hoa sứ…. Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu bà được xây dựng năm vào năm 1881, đến năm 1971 miếu hòn bà được tu sửa và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, là điện thờ các vị thần linh. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng đá ghồ ghề, du khách có thể ra thăm miếu bằng con đường này. Vào ngày rằm tháng giêng, từ 4 giờ sáng, thủy triều đã rút và con đường đá dẫn ra miếu cũng lộ dần. Người dân và du khách ra viếng miếu hòn bà từ khi trời còn tối, ánh đèn tạo nên những vệt sáng thắp sáng cả con đường. Mỗi năm, tại miếu Hòn Bà diễn 4 lễ cúng vào các ngày rằm: tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười (âm lịch). Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng thu hút đông người dân và du khách thập phương đến viếng miếu Hòn Bà. Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình.Trải qua nhiều thế kỷ, Hòn Bà trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, cúng viếng…

1 Vote


Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: Trồng lanh, dệt vải - bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông của lê tấn thanh
ID: 18664
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, nghề trồng lanh, dệt vải luôn gắn bó với phụ nữ đồng bào dân tộc Mông . Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ, là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông . Đối với đồng bào Mông lanh là một biểu tượng văn hóa. Người dân nơi đây vẫn giữ được nghề dệt vải lanh truyền thống với nguyên liệu tự nhiên và quy trình thủ công. Nghề dệt lanh của người Mông mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với văn hóa truyền thống dân tộc, là một minh chứng sinh động thể hiện đức tình cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành được gia đình cho đất riêng để trồng lanh. Trước khi đi lấy chồng, họ phải biết dệt vải lanh. Khi về nhà chồng, mẹ chồng sẽ tặng con dâu một bộ lanh. Cô dâu mới biếu mẹ chồng bộ lanh do mình dệt và khâu. Dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người Mông quan niệm, vải lanh giúp gắn kết giữa giữa con cháu với tổ tiên.

1 Vote


Video: Thác Bản Giốc vào top đẹp nhất thế giới của Vu Minh Hien
ID: 25038
Lời giới thiệu: Đây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông quay hẳn vào địa phận Trung Quốc. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới. Hàng năm thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm để chiêm ngưỡng và ghi lại sự kỳ vĩ của thác nước này. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên những chiếc cầu vồng sắc màu, lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là một dòng sông rộng, mặt nước phẳng lặng như gương. Nơi hai bên bờ là những thảm cỏ trong trẻo còn đọng hơi sương, từng vạt rừng rậm xanh ngắt. Thắng cảnh này quả thật là một chốn tiên bồng có thực tại trần gian. Nhìn từ góc thấp, các dòng thác như dải lụa làm say lòng nhiều du khách. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa.

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp