Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: HẠNH PHÚC ....GẦN của Vũ Thị Phương Thảo
ID: 25742
Lời giới thiệu: Chị Vũ Thị Thủy - Người khuyết tật nặng. Hệ vận động của chị bị ảnh hưởng, Cả cơ thể chị mõi bộ não còn linh hoạt, Không có khả năng tự sinh hoạt hàng ngày. Phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác . Tuy nhiên chị vẫn tiếp tục sống , sống một cách vui vẻ và hạnh phúc vì chị tự tin xung quanh mình , ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ chị . Bởi vì ......... " người Việt Nam mà " ( lời chị nói ) .

0 Votes


Video: Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Sa Pa, Lào Cai của Dương Quốc Toản
ID: 23592
Lời giới thiệu: Lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ lập tịch của người Dao ở Lào Cai, thường được tổ chức từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nghi thức và nội dung tổ chức của mỗi ngành Dao có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình. Đó không chỉ là sự trưởng thành về thể chất mà còn là sự trưởng thành về tâm linh, về đạo lý làm người, về vai trò của cá nhân với cộng đồng. Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ không chỉ có các nghi lễ huyền bí mà còn tạo ra một môi trường diễn xướng, thể hiện các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình dân gian. Trải qua Lễ cấp sắc, con người được răn dạy đạo lý uống nước nhớ nguồn, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng. Nhắc nhở con người không ngừng tu dưỡng bản thân , góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và tạo ra một không gian văn hóa cho các giá trị nghệ thuật dân gian, giá trị giáo dục truyền thống của người Dao được duy trì và phát triển bền vững. Với những giá trị ấy, Lễ cấp sắc của người Dao ở Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

1 Vote


Video: Thác Bản Giốc vào top đẹp nhất thế giới của Vu Minh Hien
ID: 25038
Lời giới thiệu: Đây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông quay hẳn vào địa phận Trung Quốc. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới. Hàng năm thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm để chiêm ngưỡng và ghi lại sự kỳ vĩ của thác nước này. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên những chiếc cầu vồng sắc màu, lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là một dòng sông rộng, mặt nước phẳng lặng như gương. Nơi hai bên bờ là những thảm cỏ trong trẻo còn đọng hơi sương, từng vạt rừng rậm xanh ngắt. Thắng cảnh này quả thật là một chốn tiên bồng có thực tại trần gian. Nhìn từ góc thấp, các dòng thác như dải lụa làm say lòng nhiều du khách. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa.

1 Vote


Video: Chân trời mới – sứ mệnh nhân đạo cho tương lai của Vũ Ly Ly
ID: 21991
Lời giới thiệu: Là những bác sĩ trẻ ra trường khi tuổi xuân đang phơi phới, thấm nhuần lời thề Hippocrates, năm 2014 Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh đã tự nguyện viết đơn sang Angola làm việc theo chương trình hợp tác của Bộ Y tế Việt Nam. Để chuẩn bị cho những ngày tháng làm việc tại Angola, Quỳnh và Quyết đã phải mất 1 năm trước đó để chuẩn bị từ việc học tiếng Bồ Đào Nha, kỹ năng sinh tồn trong môi trường địa lý, thời tiết khắc nghiệt, hay dịch bệnh xảy đến... Hình ảnh hai bác sĩ trẻ Việt Nam làm việc cứu người nơi đây, khiến cho nhiều người dân Angola yêu mến và cảm phục. Và ngược lại, chính tình yêu thương, sự tin tưởng của người bệnh, của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại dành cho đã trở thành động lực và niềm hạnh phúc cho hai bác sĩ trẻ. Những người dân nơi này có lẽ sẽ có rất ít cơ hội được đến với Việt Nam, một quốc gia ở rất xa Angola - Châu Phi. Nhưng Việt Nam, đối với họ, là những người bạn, như bác sĩ Nguyễn Xuân Quyết và Nguyễn Thị Quỳnh. Chân trời mới – sứ mệnh nhân đạo cho tương lai của anh chị đang phủ thêm màu xanh, nuôi dưỡng những cây non, tỏa bóng mát và đem lại mỗi giây phút bình yên cho Angola.

0 Votes


Video: VỊ CÔNG TÔN NỮ GIỮ HỒN NGHỀ GỐI HOÀNG CUNG của lê tấn thanh
ID: 12634
Lời giới thiệu: Vốn là vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm - con trai thứ 57 của vua Minh Mạng, Cụ Trí Huệ từ năm 17 tuổi đã được tuyển vào cung học và phục vụ may vá, thêu thùa cho Từ Cung hoàng thái hậu - thân mẫu của vua Bảo Đại. Từ đó, Cụ đã bén duyên và trở thành nghệ nhân đặc biệt hiếm hoi còn biết đến nghề may gối “trái dựa”. Đây là loại gối từng được sử dụng phổ biến trong Hoàng Cung để vua, quan triều Nguyễn gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay trong lúc ngồi ngâm thơ, đọc sách. Tìm đến làng quê Hương Cần yên bình dưới cơn mưa phùn của chiều xuân xứ Huế, căn nhà nhỏ cấp bốn của Cụ Trí Huệ thực sự ấm áp bởi ngọn lửa nghề của cả ba thế hệ. Dù nay đã ngoài trăm tuổi và không ít lần vượt "cửa tử", ngày ngày, Cụ vẫn kiên trì lom khom tỉ mẩn luồn từng sợi chỉ, làm từng chiếc gối dựa Hoàng Cung để thể hiện cốt cách của một con người luôn tri ân đối với nghề truyền thống một thời phục vụ cho dòng dõi hoàng tộc. Luôn đau đáu nỗi lo nghề làm gối dựa sẽ thất truyền sau một thời gian dài bẵng đi vì cơm áo gạo tiền, Cụ còn viết tâm thư gửi con cháu và hàn huyên với mọi người về nguyện vọng hồi sinh và lan tỏa nghề truyền thống này. Lắng nghe những câu chuyện từ một chứng nhân lịch sử bằng xương bằng thịt, có lẽ ai cũng sẽ cùng Cụ vỡ òa hạnh phúc khi nghe kể đến lúc có những đơn hàng đầu tiên từ những vị khách yêu văn hóa Huế…

1 Vote


Video: Trồng lanh, dệt vải - bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông của lê tấn thanh
ID: 18664
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, nghề trồng lanh, dệt vải luôn gắn bó với phụ nữ đồng bào dân tộc Mông . Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ, là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông . Đối với đồng bào Mông lanh là một biểu tượng văn hóa. Người dân nơi đây vẫn giữ được nghề dệt vải lanh truyền thống với nguyên liệu tự nhiên và quy trình thủ công. Nghề dệt lanh của người Mông mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với văn hóa truyền thống dân tộc, là một minh chứng sinh động thể hiện đức tình cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành được gia đình cho đất riêng để trồng lanh. Trước khi đi lấy chồng, họ phải biết dệt vải lanh. Khi về nhà chồng, mẹ chồng sẽ tặng con dâu một bộ lanh. Cô dâu mới biếu mẹ chồng bộ lanh do mình dệt và khâu. Dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người Mông quan niệm, vải lanh giúp gắn kết giữa giữa con cháu với tổ tiên.

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp