Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: Việt Nam tươi đẹp của Đào Văn Vinh
ID: 25469
Lời giới thiệu: Đoạn clip là tổng hợp của những hình ảnh xuyên suốt Việt Nam theo chiều dài hình chữ S. Từ cảnh rừng núi phía Bắc tới những dải dất ven biển miền Trung nắng gió, theo hướng đi con tàu lửa đi qua điểm đón ánh sáng đầu tiên của Tổ Quốc tới điểm dưới cùng của đất nước thân yêu. Những khung cảnh tự nhiên cũng như cảnh sinh hoạt đời thường của người dân, qua tiết tấu nhanh của giai điệu nhạc như thôi thúc người xem lên kế hoạch cho những hành trình khám phá mới, đến những điểm chưa từng đặt chân tới, để biết được thêm về một Việt Nam hạnh phúc, yêu thương.

0 Votes


Video: VỊ CÔNG TÔN NỮ GIỮ HỒN NGHỀ GỐI HOÀNG CUNG của lê tấn thanh
ID: 12634
Lời giới thiệu: Vốn là vị Công Tôn Nữ cuối cùng của triều Nguyễn, cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm - con trai thứ 57 của vua Minh Mạng, Cụ Trí Huệ từ năm 17 tuổi đã được tuyển vào cung học và phục vụ may vá, thêu thùa cho Từ Cung hoàng thái hậu - thân mẫu của vua Bảo Đại. Từ đó, Cụ đã bén duyên và trở thành nghệ nhân đặc biệt hiếm hoi còn biết đến nghề may gối “trái dựa”. Đây là loại gối từng được sử dụng phổ biến trong Hoàng Cung để vua, quan triều Nguyễn gối đầu, dựa lưng, hoặc tì cánh tay trong lúc ngồi ngâm thơ, đọc sách. Tìm đến làng quê Hương Cần yên bình dưới cơn mưa phùn của chiều xuân xứ Huế, căn nhà nhỏ cấp bốn của Cụ Trí Huệ thực sự ấm áp bởi ngọn lửa nghề của cả ba thế hệ. Dù nay đã ngoài trăm tuổi và không ít lần vượt "cửa tử", ngày ngày, Cụ vẫn kiên trì lom khom tỉ mẩn luồn từng sợi chỉ, làm từng chiếc gối dựa Hoàng Cung để thể hiện cốt cách của một con người luôn tri ân đối với nghề truyền thống một thời phục vụ cho dòng dõi hoàng tộc. Luôn đau đáu nỗi lo nghề làm gối dựa sẽ thất truyền sau một thời gian dài bẵng đi vì cơm áo gạo tiền, Cụ còn viết tâm thư gửi con cháu và hàn huyên với mọi người về nguyện vọng hồi sinh và lan tỏa nghề truyền thống này. Lắng nghe những câu chuyện từ một chứng nhân lịch sử bằng xương bằng thịt, có lẽ ai cũng sẽ cùng Cụ vỡ òa hạnh phúc khi nghe kể đến lúc có những đơn hàng đầu tiên từ những vị khách yêu văn hóa Huế…

1 Vote


Video: Thác Bản Giốc vào top đẹp nhất thế giới của Vu Minh Hien
ID: 25038
Lời giới thiệu: Đây được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng hàng trăm mét. Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, nửa phía Đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam đoạn cột mốc 784 tại khu vực Pò Peo, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Sau khi đổ xuống chân thác thì sông quay hẳn vào địa phận Trung Quốc. Đây là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và nó được đánh giá là một trong 7 thác nước đẹp nhất thế giới. Hàng năm thác này đón rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm để chiêm ngưỡng và ghi lại sự kỳ vĩ của thác nước này. Thác Bản Giốc là một trong những thác nước nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà còn được bạn bè quốc tế biết đến. Nằm trong top 4 thác nước xuyên quốc gia lớn nhất trên toàn thế giới, địa điểm này ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch Cao Bằng đến chiêm ngưỡng. Thác gồm có 2 phần: thác Cao là thác phụ vì lượng nước ít, thác Thấp là thác chính nằm trên cột mốc biên giới Việt Trung. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi. Với góc độ toàn cảnh từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang cho ta cảm giác hoang sơ nhưng vô cùng tráng lệ. Phần giữa con thác, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi những cành cây khô đã xẻ dòng nước thành ba luồng như ba dải lụa trắng vắt ngang núi rừng. Vào những hôm nắng đẹp trời, những tia sáng ấy chiếu vào dòng thác cộng hưởng với làn nước bụi mịt mờ tạo nên những chiếc cầu vồng sắc màu, lung linh huyền ảo. Dưới chân thác là một dòng sông rộng, mặt nước phẳng lặng như gương. Nơi hai bên bờ là những thảm cỏ trong trẻo còn đọng hơi sương, từng vạt rừng rậm xanh ngắt. Thắng cảnh này quả thật là một chốn tiên bồng có thực tại trần gian. Nhìn từ góc thấp, các dòng thác như dải lụa làm say lòng nhiều du khách. Tháng 9, 10 là thời gian lý tưởng khám phá thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa.

1 Vote


Video: VIẾNG HÒN BÀ NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI DÂN TP VŨNG TÀU của Tran Ngoc Thinh
ID: 29666
Lời giới thiệu: Hòn Bà, là một đảo nhỏ nằm tại bãi sau, TP biển Vũng Tàu. Cả hòn đảo được bao phủ bởi màu xanh của cây dừa, cây dương, cau và hoa sứ…. Trên đảo có ngôi miếu nhỏ gọi là Miếu Bà. Miếu bà được xây dựng năm vào năm 1881, đến năm 1971 miếu hòn bà được tu sửa và tồn tại cho đến ngày nay. Ngôi miếu hiện nay, có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, là điện thờ các vị thần linh. Vào những ngày thủy triều xuống sẽ để lộ ra một con đường bằng đá ghồ ghề, du khách có thể ra thăm miếu bằng con đường này. Vào ngày rằm tháng giêng, từ 4 giờ sáng, thủy triều đã rút và con đường đá dẫn ra miếu cũng lộ dần. Người dân và du khách ra viếng miếu hòn bà từ khi trời còn tối, ánh đèn tạo nên những vệt sáng thắp sáng cả con đường. Mỗi năm, tại miếu Hòn Bà diễn 4 lễ cúng vào các ngày rằm: tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười (âm lịch). Trong đó, lễ cúng Rằm tháng Giêng thu hút đông người dân và du khách thập phương đến viếng miếu Hòn Bà. Khác với những cảnh quan thiên nhiên khác được con người trùng tu, xây dựng đổi mới hiện đại, Hòn Bà vẫn giữ cho mình nét đẹp hoang sơ, thiên nhiên thơ mộng hữu tình.Trải qua nhiều thế kỷ, Hòn Bà trở thành một danh thắng nổi tiếng, thu hút du khách đến tham quan, cúng viếng…

1 Vote


Video: Mùa cà phê Tây Nguyên của Phan Xuân Nguyên
ID: 8980
Lời giới thiệu: Mùa thu về Tây Nguyên mang theo một sắc màu mới, khi cảnh quan khắp nơi bừng lên với vẻ đẹp độc đáo của mùa thu hoạch cà phê. Như một bức tranh lớn sơn mài, các vùng núi đồi nghiêng của Tây Nguyên tỏa sáng trong tông màu vàng óng ả của những cây cà phê chín rừng rực. Ánh nắng mặt trời thu cùng làn gió nhẹ nhàng tạo nên một bầu không khí dịu dàng, mờ ảo. Mùi thơm dịu nhẹ của hạt cà phê chín tỏa khắp không gian, khiến mỗi hơi thở trở thành một hương thơm của niềm hạnh phúc. Những dải đồi xanh mướt nay được phủ lên bởi những dãy cây cà phê tươi tốt, tạo nên một cảnh quan lôi cuốn như trong những câu chuyện cổ tích. Các nông dân Tây Nguyên, với những chiếc nón lá truyền thống trên đầu, bước đi trên những con đường đất ngập tràn hạnh phúc và nỗi lao động đầy ý nghĩa. Họ tỉ mỉ từng chi tiết, nhặt lựa những hạt cà phê chín tốt nhất, biến từng cảnh vật đơn giản thành một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên. Mùa thu hoạch cà phê không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên và con người, mà còn là biểu tượng của sự đậm đà và thịnh vượng. Tại Tây Nguyên, mùa thu không chỉ là một thời kỳ mà còn là một cảm xúc, một tình yêu mãnh liệt dành cho vùng đất này và hạt cà phê đang chờ ngày trở thành những tách cà phê thơm ngon trên bàn ăn của mọi người.

0 Votes


Trước 1 2 3 Tiếp