Cuộc thi video – Happy Việt Nam!

Sắp xếp theo

Video: BIỂN VIỆT NAM NHÌN TỪ TRÊN CAO của Nguyễn Minh Tân
ID: 19991
Lời giới thiệu: Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển trải dài trên dãi đất hình chữ S từ Bắc vào Nam trù phú và hùng vĩ, một bên là đồi núi chở che một bên là bờ biển với những bãi cát trải dài tươi đẹp và giàu khoáng vật. Phải đi nhiều mới thấy không nơi nào đẹp bằng bờ biển quê hương mình, bờ biển có đoạn đảo núi đá vôi tạo nên cảnh sắc hùng vĩ nhưng lại rất nên thơ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long hoặc những đảo, quần đảo tuyệt đẹp như Đảo Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo...Có đoạn yên ả với những bờ cát mịn màng phơi mình bên đại đương xanh thẳm từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, từ Đà Nẵng,đến Nha Trang kéo dài đến Bình Thuận, Vũng Tàu cùng những làng chài yên ả và cư dân chất phác. Càng ngắm nhìn được nhiều cảnh sắc của bờ biển Việt Nam lòng ta càng dâng lên niềm tự hào dân tộc càng trỗi lên mạnh mẽ. Biển mang đến cho dân ta nguồn thủy sản trù phú, dồi dào, những nguồn lợi từ du lịch, biển giúp dất nước thông thương với bè bạn năm châu, biển góp phần phát triển kinh tế và cả tinh thần của người dân Việt. Qua đoạn phim ngắn này, dù chỉ một thoáng với một vài địa danh ngõ hầu giới thiệu khái quát về cảnh quan đồng thời hy vọng góp sức vào việc bảo vệ biển đảo nước nhà.

0 Votes


Video: Người Mông ở Hà Giang của Minh Chuyên
ID: 19524
Lời giới thiệu: Người Mông ở Hà Giang có gần 200.000 người, là dân tộc có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên hông. Nhà của người Mông làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

1 Vote


Video: Cao Bằng - Through my eyes của Nguyễn Khánh Vũ Khoa
ID: 21103
Lời giới thiệu: Mùa thu ở Cao Bằng, một tỉnh nằm ở phía đông bắc Việt Nam, là một thời điểm đặc biệt trong năm. Với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và khí hậu mát mẻ, mùa thu ở Cao Bằng mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dân và du khách. Mùa thu tại Cao Bằng bắt đầu vào khoảng từ tháng 9 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 11. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở Cao Bằng trở nên dễ chịu hơn sau mùa mưa nước nhiều của mùa hạ. Nhiệt độ giảm xuống, tạo điều kiện lý tưởng cho những chuyến du lịch và khám phá tự nhiên. Một trong những điểm đặc biệt của mùa thu ở Cao Bằng là cảnh sắc thiên nhiên độc đáo. Những ngọn núi cao và rừng núi bao quanh tỉnh này chuyển sang màu sắc vàng óng, đỏ rực khi cây lá chuyển màu. Những thửa ruộng bậc thang ở các vùng nông thôn cũng tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, khiến cho khung cảnh Cao Bằng trở nên thơ mộng và hấp dẫn. Mùa thu là thời điểm thích hợp để khám phá các điểm đến du lịch nổi tiếng tại Cao Bằng, như Hồ Ba Bể, thác Bản Giốc, Phong nậm, Trà Lĩnh, thác Cò Là.... mùa thu là thời điểm để khám phá vùng đất tuyệt đẹp Cao Bằng. Mùa thu ở đây không chỉ mang đến cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời mà còn mang theo những trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo, khiến cho chuyến du lịch trở nên đáng nhớ.

1 Vote


Video: Trồng lanh, dệt vải - bản sắc văn hóa truyền thống của người Mông của lê tấn thanh
ID: 18664
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, nghề trồng lanh, dệt vải luôn gắn bó với phụ nữ đồng bào dân tộc Mông . Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ, là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông . Đối với đồng bào Mông lanh là một biểu tượng văn hóa. Người dân nơi đây vẫn giữ được nghề dệt vải lanh truyền thống với nguyên liệu tự nhiên và quy trình thủ công. Nghề dệt lanh của người Mông mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với văn hóa truyền thống dân tộc, là một minh chứng sinh động thể hiện đức tình cần cù, chịu thương chịu khó của đồng bào đã vượt qua mọi khó khăn, khắc nghiệt của tự nhiên để xây dựng đời sống ngày càng tươi đẹp. Con gái Mông khi đến tuổi trưởng thành được gia đình cho đất riêng để trồng lanh. Trước khi đi lấy chồng, họ phải biết dệt vải lanh. Khi về nhà chồng, mẹ chồng sẽ tặng con dâu một bộ lanh. Cô dâu mới biếu mẹ chồng bộ lanh do mình dệt và khâu. Dệt vải lanh còn thể hiện sự khéo tay, chăm chỉ và trở thành một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người phụ nữ. Người Mông quan niệm, vải lanh giúp gắn kết giữa giữa con cháu với tổ tiên.

1 Vote


Video: Lễ Cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ ở Sa Pa, Lào Cai của Dương Quốc Toản
ID: 23592
Lời giới thiệu: Lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ lập tịch của người Dao ở Lào Cai, thường được tổ chức từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Tuy nghi thức và nội dung tổ chức của mỗi ngành Dao có những đặc điểm khác nhau nhưng đều mang một ý nghĩa chung là lễ trưởng thành cho những người đàn ông trong gia đình. Đó không chỉ là sự trưởng thành về thể chất mà còn là sự trưởng thành về tâm linh, về đạo lý làm người, về vai trò của cá nhân với cộng đồng. Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ không chỉ có các nghi lễ huyền bí mà còn tạo ra một môi trường diễn xướng, thể hiện các loại hình nghệ thuật: nghệ thuật thẩm mỹ và nghệ thuật tạo hình dân gian. Trải qua Lễ cấp sắc, con người được răn dạy đạo lý uống nước nhớ nguồn, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm đối với gia đình và cộng đồng. Nhắc nhở con người không ngừng tu dưỡng bản thân , góp phần vào việc bảo tồn, phát huy và tạo ra một không gian văn hóa cho các giá trị nghệ thuật dân gian, giá trị giáo dục truyền thống của người Dao được duy trì và phát triển bền vững. Với những giá trị ấy, Lễ cấp sắc của người Dao ở Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia./.

1 Vote


Trước 1 2 3 Tiếp