Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Gia Lai Miền Sử Thi của Nguyễn Văn Hoàn
ID: 595200
Lời giới thiệu: Gia Lai, mảnh đất hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, là nơi giao thoa hoàn hảo giữa giá trị văn hóa sử thi và nhịp sống hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi xanh thẳm, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng thác cuồn cuộn. Mỗi bước chân trên vùng đất này đều đưa bạn gần hơn đến với một nền văn hóa sử thi phong phú, nơi âm vang của những nhịp cồng chiêng vẫn dội lại trong không gian, làm sống dậy những câu chuyện truyền kỳ và niềm tự hào của các dân tộc địa phương. Gia Lai không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và mạo hiểm, mà còn là nơi để tìm hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Từ các lễ hội tưng bừng, các nghi thức tâm linh đến những điệu múa và bài hát truyền thống, tất cả đều là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo của vùng đất này. Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá Gia Lai - nơi giữ gìn linh hồn của đại ngàn Tây Nguyên, để không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà còn cảm nhận và trân trọng những di sản quý báu mà cha ông ta đã gìn giữ suốt bao đời.

18 Votes


Video: HỒN QUÊ của Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
ID: 592351
Lời giới thiệu: Bức tranh "Hồn Quê" là một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, thể hiện sự tôn vinh và bảo vệ quyền của trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi trong xã hội. Trong tranh, ta thấy hình ảnh những đứa trẻ vui chơi hồn nhiên, ngập tràn tiếng cười giữa cánh đồng xanh mướt, biểu trưng cho quyền được sống, học tập và vui chơi của trẻ em. Gần đó, những người phụ nữ đang chăm chỉ làm việc, nhưng không chỉ có lao động, họ còn thể hiện sự tự tin và tự chủ, nhấn mạnh quyền bình đẳng và quyền được tôn trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Phía xa, những cụ già ngồi dưới gốc cây cổ thụ, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm sống, thể hiện sự kính trọng đối với người cao tuổi, nhấn mạnh quyền được chăm sóc và tôn trọng của họ. Bức tranh "Hồn Quê" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ về quyền con người, khuyến khích mọi người cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, hạnh phúc và đầy tình thương yêu. The painting “Rural spirit” is a deeply emotional artwork, honoring and protecting the rights of children, women, and the elderly in society. In the painting, we see innocent children playing joyfully, their laughter filling the green fields, symbolizing their right to live, learn, and play. Nearby, women are working diligently, but not just laboring; they also exude confidence and autonomy, emphasizing their rights to equality and respect in all aspects of life. In the distance, elderly people sit under an ancient tree, talking and sharing life experiences, reflecting respect for the elderly and their right to care and honor. "Spirit of Home" is not just a piece of art but a powerful message about human rights, encouraging everyone to build a fair, happy, and loving society together.

4 Votes


Video: Những lá thư 'trung chuyển' yêu thương của Hồ Ngân Hạnh - Nguyễn Đình Tuyên
ID: 591045
Lời giới thiệu: Trên hải trình đến với tuyến đảo Tây Nam, có những bức thư đã được gửi đến các cán bộ, chiến sĩ, mang theo tình yêu, nỗi nhớ từ đất liền tới hải đảo xa xôi… “Mình đi tuyến đảo Tây Nam chuyến này là lần thứ ba rồi” – Nhà báo Trần Thị Bích Chi (phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long), cũng là người bạn chung phòng của tôi trong suốt hải trình, chia sẻ. Chuyến này, ngoài đồ đạc, máy móc mang theo để tác nghiệp, chị còn lỉnh kỉnh mang theo hai thùng đồ. Một thùng là những quyển sách mới, chị dành tặng cho lớp học tình thương của Thiếu tá Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối. Thùng còn lại đầy ắp những bức thư, tấm thiệp mừng năm mới và những món quà từ đất liền gửi đến những người lính ở hải đảo xa xôi. “Mặc dù ngày nay công nghệ phát triển, tất cả đều có trên chiếc điện thoại thông minh, nhưng với mình, những bức thư tay vẫn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Và trong những chuyến công tác trước, khi được gặp gỡ, trò chuyện với những người lính đảo, họ rất háo hức, mong chờ mỗi khi có đoàn tới thăm. Vì vậy, trước chuyến đi năm nay, mình được bạn bè, người thân gửi gắm những bức thư, tấm thiệp chúc Tết, động viên các cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa. Cảm giác như mình là một người trung chuyển yêu thương vậy…”, nhà báo Bích Chi chia sẻ.

0 Votes


Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607840
Lời giới thiệu: Video link: https://www.youtube.com/watch?v=qFLV8RH6LSk Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

2 Votes


Video: Kiến An Cung - mỹ cảnh từ kiến trúc của Lê Hiệp Lợi
ID: 591247
Lời giới thiệu: Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Nét độc đáo của ngôi chùa là lối kiến trúc vừa bề thế, lộng lẫy với những tông màu rực rỡ trang trí bên trong, và trang trọng với những gian thờ được phân chia rõ ràng, vừa mang nét cổ kinh với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên nóc mái chùa có đặt bốn tháp nhỏ nằm ngang, trong tháp đó có tượng các vị tiên, phật, thánh thần, giữa nóc mái có hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên lối vô cửa chính có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, hai bên tả hữu có hình vẽ hai ông thần (ông Thiện – Ác) đứng giữ cửa. Bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời), là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt, cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khi khách thập phương viếng chùa đông. Trong chùa có những hàng cột lớn đen bóng đồ sộ, có rất nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên vách tường có rất nhiều những bức tranh theo lối thủy mạc, những hình ảnh về truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục, mang ẩn ý sâu xa.

1 Vote


Video: LUNG LINH THÀNH PHỐ BIỂN VŨNG TÀU của Trần Văn Quân
ID: 591106
Lời giới thiệu: Vũng Tàu là một thành phố biển xinh đẹp thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BRVT) với thời tiết nắng ấm quanh năm. Vũng Tàu cách thành phố HCM 100km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận. Các phần còn lại là giáp với biển. Giữa ngay trung tâm thành phố là hai lá phổi xanh đó là núi Lớn và Núi Nhỏ. Vũng Tàu cũng là thành phố mà bạn có thể ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài đặc điểm thời tiết thuận lợi ấm áp quanh năm và gần các thành phố lớn như HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, và miền Tây nên BRVT quanh năm nườm nượp du khách kéo về tắm biển thư giãn và thưởng thức các món ăn miền biển. Ngoài du lịch, điểm mạnh của Bà Rịa Vũng Tàu là công nghiệp nặng như dầu khí và cảng biển quốc tế. Dù là một thành phố nhỏ nhưng BRVT có top ten GDP trên toàn quốc. Là một công dân sống tại Vũng Tàu, tôi rất tự hào và hân hạnh mang lại đến cho các bạn trên mọi miền Tổ Quốc và quốc tế đoạn video clip sau mà tôi đã bỏ thời gian canh chụp những khoảnh khắc vàng trong thành phố cũng như một số nơi trong tỉnh Bà Rịa bằng những thiết bị quay phim và chụp ảnh khác nhau của mình. Bản quyền âm nhạc trong video là bài hát "Rise Above (Bay Cao)" của tác giả Sergey Azbel được tôi mua bản quyền trên trang web www.audiojungle.com. Mời các bạn thưởng thức và vui lòng không quên ủng hộ like và share cho tác giả. Chào trân trọng. Trần Văn Quân P/S: BTC có thắc mắc hay yêu cầu gì vui lòng liên hệ email [email protected] hoặc gọi 0908-009-202. https://drive.google.com/drive/folders/1ya1-5PeBCwiY8FqoxDEFNPb6VLxnZQ0s?usp=sharing

228 Votes


Video: SÔNG GỐM LÁI THIÊU ( THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605534
Lời giới thiệu: GỐM SỨ TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG Nghề Gốm sứ truyền thống có mặt trên vùng đất Thủ trên 150 năm qua, kể từ khi cư dân người Việt và người Hoa đến vùng đất này lập nghiệp và phát hiện ra loại đất trắng Cao lanh-một loại đất đặc biệt dùng để làm ra sản phẩm Gốm sứ.Với bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và những người thợ ,Gốm sứ Bình Dương đa dạng về mẫu mã , chủng loại và màu sắc…mà còn là những sản phẩm giàu tính nghệ thuật.Từ các sản phẩm gia dụng như : lu, khạp, chén,dĩa, bình hoa, bình trà …đến các loại gốm sứ mỹ nghệ như hình các loại thú dung trang trí trong nhà, các loại trang sức dùng làm quà lưu niệm . Không chỉ sản xuất phục vụ trong nước , gần hai thập kỷ gần đây , gốm sứ Bình Dương còn trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh với những thương hiệu nổi tiếng như : Minh Long, Minh Cường, Cường Phát, Đại Hồng Phát…Ngày nay, gốm sứ Bình Dương không chỉ tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương có cuộc sống ổn định,góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh mà còn là một dòng sản phẩm truyền thống truyền tải nghệ thuật dân gian Việt gởi đến bạn bè Quốc tế,một niềm tự hào của các Nhà doanh nghiệp địa phương.

0 Votes


Video: VẺ ĐẸP DIÊM DÂN TRÊN RUỘNG MUỐI HUYỆN LONG ĐIỀN - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU của Trần Ngọc Thịnh
ID: 605950
Lời giới thiệu: Huyện Long Điền, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và thời tiết nắng ấm quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối. Theo các diêm dân huyện Long Điền, nghề làm muối có từ thuở cha ông mở cõi vùng đất Phương Nam. Các bậc tiền nhân khi xưa đã biết làm muối bằng phương pháp truyền thống là cô đặc nước biển, hình thành vùng làm muối tại Long Điền ngày nay. Trải qua bao thế hệ, bao thăng trầm của lịch sử, diêm dân Long Điền vẫn giữ gìn nghề làm muối truyền thống của cha ông. Niên vụ muối hàng năm bắt đầu từ tháng 9 âm lịch của năm trước đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Quy trình làm muối truyền thống ở Long Điền gồm nhiều công đoạn, trong đó có những công đoạn chính như: Đắp bờ, làm ruộng, đưa nước vào ruộng cho muối kết tinh và thu hoạch muối. Công đoạn thu hoạch muối tốn rất nhiều công sức nên các chủ ruộng thường phải thuê nhiều nhân công phục vụ việc cào muối và đẩy muối. Vào vụ muối, từ tờ mờ sáng bà con diêm dân đã ra ruộng bắt tay vào công việc. Số muối kết tinh được cào, gom lại thành luống và để cho ráo nước. Nhóm các diêm dân đẩy muối thường sẽ đi muộn hơn một chút, khi trời đã hửng sáng. Sau khi muối đã ráo nước, từng đoàn người nối đuôi nhau đẩy muối về điểm tập kết tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng, nhất là góc nhìn từ trên cao. Khi tập kết đủ số lượng, cũng như được giá, muối sẽ được đóng thành bao và chuyển xuống ghe bán cho thương lái. Vẻ đẹp trong lao động, những khoảnh khắc thu hoạch muối của diêm dân Long Điền được tái hiện qua đoạn clip ngắn với mong muốn đưa đến với người xem nét đẹp cũng như sự vất vả của nghề làm muối huyện Long Điền.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp