Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: CHỈ CẦN CON ĐƯỢC HẠNH PHÚC - CHUYỆN TÌNH ĐỒNG GIỚI CỦA HAI CHÀNG TRAI DÂN TỘC THIỂU SỐ của PHAN ĐÌNH VIỆT ANH, NGUYỄN NGỌC LÂN, ĐỖ THANH HẢI, VŨ QUỐC DŨNG
ID: 597905
Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây, cộng đồng người song tính, chuyển giới, đồng tính (LGBT) được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xã hội Việt Nam đang dần cởi mở hơn trong cái nhìn và đánh giá về cộng đồng LGBT. “Chỉ cần con được hạnh phúc” là câu chuyện đặc biệt về chuyện tình kết hôn đồng giới của hai chàng trai đều là dân tộc thiểu số. Đây cũng là câu chuyện kết chương trình mang một ý nghĩa và thông điệp nhân văn. Lần đầu tiên, trong cộng đồng dân tộc Ê Đê, đã có một chàng trai mạnh dạn công khai giới tính thật của mình và tình yêu đối với người bạn cùng giới. Tuy là trường hợp đầu tiên, nhưng ekip cũng đã đi sâu vào phân tích từ tâm lý nhân vật, tâm lý phụ huynh và thậm chí là cả những phong tục, tập quán văn hóa của người Ê Đê xung quanh mối quan hệ này. Và người xem sẽ càng bất ngờ hơn khi đi sâu vào việc đối chiếu với văn hóa của dân tộc với văn hóa kết hôn đồng giới, người Ê Đê đã có cái nhìn tích cực và văn mình với vấn đề này đã từ lâu.

0 Votes


Video: Toa bao cấp " Bếp - Chạn - Mâm" tấm vé miễn phí về tuổi thơ của Nguyễn Hải Yến
ID: 602614
Lời giới thiệu: Trong thời kỳ bao cấp, bên cạnh những vật dụng mang dấu ấn của cuộc sống khó khăn, chiếc chạn bát là hình ảnh thân quen gắn liền với mỗi gia đình Việt Nam. Chiếc chạn không chỉ là nơi cất giữ bát đĩa, mà còn là một phần quan trọng của gian bếp, gợi nhắc về một thời kỳ gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm. Chiếc chạn bát thời bao cấp thường được làm từ gỗ, tre hoặc nứa – những chất liệu vô cùng dễ kiếm và gắn liền với bà con. Tuy không bóng bẩy hay sang trọng, nhưng chúng rất chắc chắn, bền bỉ, gắn bó với gia đình qua nhiều năm tháng. Nét đơn sơ, mộc mạc của chiếc chạn phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ đó – giản dị nhưng vẫn đầy ấm cúng. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà các mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng chúng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm đầy thương nhớ về chiếc chạn.

321 Votes


Video: VẺ ĐẸP DIÊM DÂN TRÊN RUỘNG MUỐI HUYỆN LONG ĐIỀN - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU của Trần Ngọc Thịnh
ID: 605950
Lời giới thiệu: Huyện Long Điền, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và thời tiết nắng ấm quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối. Theo các diêm dân huyện Long Điền, nghề làm muối có từ thuở cha ông mở cõi vùng đất Phương Nam. Các bậc tiền nhân khi xưa đã biết làm muối bằng phương pháp truyền thống là cô đặc nước biển, hình thành vùng làm muối tại Long Điền ngày nay. Trải qua bao thế hệ, bao thăng trầm của lịch sử, diêm dân Long Điền vẫn giữ gìn nghề làm muối truyền thống của cha ông. Niên vụ muối hàng năm bắt đầu từ tháng 9 âm lịch của năm trước đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Quy trình làm muối truyền thống ở Long Điền gồm nhiều công đoạn, trong đó có những công đoạn chính như: Đắp bờ, làm ruộng, đưa nước vào ruộng cho muối kết tinh và thu hoạch muối. Công đoạn thu hoạch muối tốn rất nhiều công sức nên các chủ ruộng thường phải thuê nhiều nhân công phục vụ việc cào muối và đẩy muối. Vào vụ muối, từ tờ mờ sáng bà con diêm dân đã ra ruộng bắt tay vào công việc. Số muối kết tinh được cào, gom lại thành luống và để cho ráo nước. Nhóm các diêm dân đẩy muối thường sẽ đi muộn hơn một chút, khi trời đã hửng sáng. Sau khi muối đã ráo nước, từng đoàn người nối đuôi nhau đẩy muối về điểm tập kết tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng, nhất là góc nhìn từ trên cao. Khi tập kết đủ số lượng, cũng như được giá, muối sẽ được đóng thành bao và chuyển xuống ghe bán cho thương lái. Vẻ đẹp trong lao động, những khoảnh khắc thu hoạch muối của diêm dân Long Điền được tái hiện qua đoạn clip ngắn với mong muốn đưa đến với người xem nét đẹp cũng như sự vất vả của nghề làm muối huyện Long Điền.

0 Votes


Video: HỒN QUÊ của Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
ID: 592351
Lời giới thiệu: Bức tranh "Hồn Quê" là một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, thể hiện sự tôn vinh và bảo vệ quyền của trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi trong xã hội. Trong tranh, ta thấy hình ảnh những đứa trẻ vui chơi hồn nhiên, ngập tràn tiếng cười giữa cánh đồng xanh mướt, biểu trưng cho quyền được sống, học tập và vui chơi của trẻ em. Gần đó, những người phụ nữ đang chăm chỉ làm việc, nhưng không chỉ có lao động, họ còn thể hiện sự tự tin và tự chủ, nhấn mạnh quyền bình đẳng và quyền được tôn trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Phía xa, những cụ già ngồi dưới gốc cây cổ thụ, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm sống, thể hiện sự kính trọng đối với người cao tuổi, nhấn mạnh quyền được chăm sóc và tôn trọng của họ. Bức tranh "Hồn Quê" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ về quyền con người, khuyến khích mọi người cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, hạnh phúc và đầy tình thương yêu. The painting “Rural spirit” is a deeply emotional artwork, honoring and protecting the rights of children, women, and the elderly in society. In the painting, we see innocent children playing joyfully, their laughter filling the green fields, symbolizing their right to live, learn, and play. Nearby, women are working diligently, but not just laboring; they also exude confidence and autonomy, emphasizing their rights to equality and respect in all aspects of life. In the distance, elderly people sit under an ancient tree, talking and sharing life experiences, reflecting respect for the elderly and their right to care and honor. "Spirit of Home" is not just a piece of art but a powerful message about human rights, encouraging everyone to build a fair, happy, and loving society together.

4 Votes


Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607854
Lời giới thiệu: Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

2 Votes


Video: Hát Bội của Lê Hiệp Lợi
ID: 588925
Lời giới thiệu: Đây có thể là bộ môn nghệ thuật sân khấu mà những người trẻ sau này ít quan tâm, nhìn cô chú chăm chú theo dõi, những tiếng cười rôm rả, mình mới mường tượng cái không khí thời ông bà, cha mẹ xem như thế nào. Mục đích nhằm lan tỏa những giá trị cốt lõi được giữ gìn qua thời gian, dù có chút khó khăn, số lượng người theo nghề ít, số lượng người quan tâm đến bộ môn nghệ thuật này thì lại ít hơn nhưng các cô chú vẫn bám theo nghề, vẫn mang lời ca tiếng hát đến cho đời. Trân quý !

1 Vote


Video: Tham gia dọn 50 tấn rác tại chân cầu Long Biên của Nguyễn Hoàng Dương- Vitamin Group gửi video dự thi Happy Việt Nam
ID: 609225
Lời giới thiệu: Ngày 27 tháng 10 vừa qua, Dương Gió Tai là một trong những KOLs thuộc Vitamin Network thử thách dọn 50 tấn rác tại chân cầu Long Biên cùng với hơn 500 bạn tình nguyện viên đến từ các trường đại học. Tham gia thử thách còn có sự góp mặt của những bạn trẻ nhỏ đi cùng bố mẹ, anh chị và kể cả những cô bác đã lớn tuổi; nhưng mọi người cùng chung 1 niềm tin và lòng nhiệt huyết “QUYẾT TÂM DỌN SẠCH 50 TẤN RÁC” thì không gì là không thể, Cơn bão Yagi đi qua, không chỉ mang tổn thất về mặt tài sản mà còn để lại những hậu quả rất tiêu cực về mặt môi trường, đặc biệt là khu chân cầu Long Biên. Bên cạnh đó, khu này còn gần chợ Long Biên- nơi diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh doanh của các Thương lái nên cũng không tránh khỏi việc rác bị thải ra bừa bãi. Nhưng Dương và thế hệ trẻ ngày này đã sống có trách nhiệm với xã hội hơn rất nhiều, các bạn trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của những hành động bảo vệ môi trường và bạn nào cũng rất nhiệt huyết, sẵn sàng lăn xả mình để đi xuống những con sông, vũng bùn để vớt rác. Sau hơn 7 tiếng cùng nhau làm việc hăng say, chân cầu Long Biên đã khoác lên mình một giao diện mới, tuổi trẻ chúng mình tin rằng khi đất nước ngày càng phát triển thì các bạn trẻ sẽ càng sẵn mình tham gia các hoạt động ý nghĩa và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp