Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607840
Lời giới thiệu: Video link: https://www.youtube.com/watch?v=qFLV8RH6LSk Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

2 Votes


Video: Mộc Châu - Bài Hát Ru Mùa Đông Trên Rẻo Cao của Lương Võ Thành Luân
ID: 604589
Lời giới thiệu: Mộc Châu rét căm, Cái rét cắt thịt buốt da, gần như chỉ chực chờ đủ ẩm đủ duyên để đổ tuyết, buộc người ta yên vị ở nhà, cuộn tròn trong chăn ấm, cời những que củi mục còn nguyên vỏ to tướng để lửa thường trực cháy trong bếp lò, toả khói nghi ngút, thi thoảng lại xộc vào cánh mũi mùi nhựa gỗ tươi hoá khí bay lên… Ngoài trời lúc này chừng 3-4 độ, khuya tối và sáng sớm còn lạnh hơn. Không gian cô quạnh. Thời gian lắng đọng. Nếu không tính tiếng gió rít vào những khe vách - kẽ hở, lao xao vào những thân cành - lá cây thì mọi thứ chung quanh tuyền im vắng. Mưa phùn nhẹ, rất khẽ đến nản lòng, gần như gội sạch giọt nhuệ khí sau cùng của mình sau 1 đêm ngày nhác lười nằm chờ tin nắng ấm… Nhưng cứ nằm mãi thì bao giờ mới thôi lạnh? Co ro trong 6 lớp áo mỏng dày, mình leo lên chiếc xe Dream thuê được từ anh chủ nhà trọ, đi lang thang không kế hoạch về hướng đèo, rẽ lối dần lên cao. Càng lên dốc, đường càng thu hẹp, cây cối bớt um tùm, chỉ còn những thân cành khẳng khiu, nâu xỉn, khô khốc, đứng thẳng ngay trong giá buốt. Mỗi lần tháo găng để bật chế độ quay phim trên điện thoại, hai bàn tay mình đỏ tấy như bỏng, những vết bỏng nhẹ tựa kim châm. Lúc này đã hơn 4g chiều. Càng lên cao càng gió. Những giai điệu thanh âm thu được từ nhiều đợt gió tứ phương lúc chát đắng, thô sì; khi êm mềm, dịu mát như những bài hát ru không trọn vẹn. Ai đó bật một chuỗi bài nhạc Trịnh vọng từ dưới thung lũng, tiếng hát Khánh Ly vang tận chân trời. Phong vị này xứng đáng một chút tưởng thưởng bản thân với một tảng steak áp chảo, và một ly vang, nếu trước mặt hiện ra ngay một lò sưởi củi. Nhưng đời không như mơ. Mình cũng chẳng có que diêm nào trong tay lúc này mà tơ tưởng! Mộc Châu, 23.01.2024 --- Music Credit to: Motherhood – Garrett Crosby Film&Edit: Mình Shot on A Iphone12ProMax

0 Votes


Video: Áo dài xuống phố của LÒ VĂN HỢP
ID: 607170
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua nhiều giai đoạn biến đổi, cách tân, song áo dài vẫn là trang phục đẹp đẽ và thanh tao nhất dành cho người phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hoá người Việt Nam hiện đại. Áo dài đã trở thành biểu tượng cao quý cho đất nước, không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại. Chiếc áo dài làm tô thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài đang hóa thân vào cuộc sống hôm nay, như niềm tự hào cho cái đẹp mỹ miều mà đằm thắm, cái đẹp vĩnh cửu của dân tộc Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch, tà áo dài truyền thống Việt Nam chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt, mang đến ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Nhà thơ Trần Manh Hảo từng viết: “Áo dài mang đến cho phụ nữ Việt Nam sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ... Người phụ nữ mặc áo dài đi mà như bay, đứng mà như liệng. Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai khi đôi chân đang thì hiện tại; và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ cùng tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hài hòa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thuý và lãng mạn biết chừng nào ? Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại tổ Tiên của mình là con chim Lạc bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước. Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam”. Dồng diễn áo dài với hàng trăm người tham gia,đủ sắc màu ,diễu hành qua các phố phường ,trong con mắt mọi người vừa quen vừa lạ, quen bởi trang phục thường thấy hằng ngày,nơi tiệc tùng,lễ hội,công sở.lạ là sao nó đẹp thế,lung linh sắc màu thướt tha tung bay, cuốn theo ngọn gió đầy tự hào riêng của một dân tộc

0 Votes


Video: CHỈ CẦN CON ĐƯỢC HẠNH PHÚC - CHUYỆN TÌNH ĐỒNG GIỚI CỦA HAI CHÀNG TRAI DÂN TỘC THIỂU SỐ của PHAN ĐÌNH VIỆT ANH, NGUYỄN NGỌC LÂN, ĐỖ THANH HẢI, VŨ QUỐC DŨNG
ID: 597905
Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây, cộng đồng người song tính, chuyển giới, đồng tính (LGBT) được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xã hội Việt Nam đang dần cởi mở hơn trong cái nhìn và đánh giá về cộng đồng LGBT. “Chỉ cần con được hạnh phúc” là câu chuyện đặc biệt về chuyện tình kết hôn đồng giới của hai chàng trai đều là dân tộc thiểu số. Đây cũng là câu chuyện kết chương trình mang một ý nghĩa và thông điệp nhân văn. Lần đầu tiên, trong cộng đồng dân tộc Ê Đê, đã có một chàng trai mạnh dạn công khai giới tính thật của mình và tình yêu đối với người bạn cùng giới. Tuy là trường hợp đầu tiên, nhưng ekip cũng đã đi sâu vào phân tích từ tâm lý nhân vật, tâm lý phụ huynh và thậm chí là cả những phong tục, tập quán văn hóa của người Ê Đê xung quanh mối quan hệ này. Và người xem sẽ càng bất ngờ hơn khi đi sâu vào việc đối chiếu với văn hóa của dân tộc với văn hóa kết hôn đồng giới, người Ê Đê đã có cái nhìn tích cực và văn mình với vấn đề này đã từ lâu.

0 Votes


Video: Ngân tiếng ca vang “Như có Bác trong ngày đại thắng” của Phạm Thị Khoa Thi
ID: 603226
Lời giới thiệu: Nhằm đáp ứng nguyện vọng của đại biểu các tỉnh phía Bắc có người thân chiến đấu, hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên, Trung tâm Giáo dục truyền thống và Lịch sử- Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyến đi về nguồn, hoạt động truyền thống: Tri ân Bác Hồ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại các tỉnh Tây Nguyên cho 60 đại biểu là thương binh, Cựu chiến binh, Cựu công an, Cựu TNXP và thân nhân Liệt sỹ- Người có công. Nhân dịp này, sáng ngày 22/9, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku, đoàn đại biểu Gia đình chính sách và Người có công các tỉnh, thành phố, phía Bắc cùng Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử đã thành kính dâng lẵng hoa tươi thắm lên anh linh Người, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và lòng kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Mặc dù thời tiết hôm đó có mưa nhẹ, nhưng sau khi dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn Đại biểu đã tập trung trước tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên hát vang bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”, với giai điệu thật giản dị, gần gũi,/.

0 Votes


Video: DẤU ẤN LỊCH SỬ - Văn Miếu Quốc Tử Giám của VŨ VĂN LONG
ID: 35792
Lời giới thiệu: Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là tài sản quý giá của Thủ đô, của Việt Nam, mà nó đã trở thành tài sản, di sản văn hóa của nhân loại. Trong những năm qua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu di tích tâm linh, biểu tượng của trí tuệ, truyền thống hiếu học là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, có những đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

0 Votes


Video: Đầm Nại (Nại Lagoon) của Catalin Chitu
ID: 596857
Lời giới thiệu: Nại Lagoon, a sprawling saltwater expanse nestled amidst the mountains of Ninh Thuận province, Vietnam, empties into the serene Phan Rang Bay. Situated approximately 10 kilometers from the vibrant Phan Rang-Tháp Chàm city, this natural wonder covers an impressive 1200 hectares. Đầm Nại serves as a haven for a diverse array of aquatic life, teeming with over 320 species. These include snails, giant tiger prawns, crabs, and a variety of fish. The lagoon's rich ecosystem is further complemented by a diverse array of plant life that flourishes within its boundaries. However, this natural treasure has been significantly impacted by human activity. Today, nearly 800 hectares of the lagoon are dedicated to intensive aquaculture, with over 4000 farmers cultivating shrimp, snails, crabs, and oysters. This heavy reliance on aquaculture has come at a cost to the lagoon's natural state. In the 1980s, the area boasted approximately 300 hectares of lush mangrove forest, which has since been cleared to accommodate the growing aquaculture industry. Recognizing the importance of preserving Đầm Nại's ecological integrity, local authorities and conservation organizations have implemented various initiatives to protect the lagoon. These efforts include: 1) Reforestation projects: Mangrove forests are being replanted to restore the lagoon's natural habitat and enhance biodiversity. 2) Sustainable aquaculture practices: Promoting eco-friendly aquaculture techniques to reduce pollution and minimize environmental impact. 3) Community engagement: Educating local communities about the significance of the lagoon and encouraging their participation in conservation efforts.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp