Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Những lá thư 'trung chuyển' yêu thương của Hồ Ngân Hạnh - Nguyễn Đình Tuyên
ID: 591045
Lời giới thiệu: Trên hải trình đến với tuyến đảo Tây Nam, có những bức thư đã được gửi đến các cán bộ, chiến sĩ, mang theo tình yêu, nỗi nhớ từ đất liền tới hải đảo xa xôi… “Mình đi tuyến đảo Tây Nam chuyến này là lần thứ ba rồi” – Nhà báo Trần Thị Bích Chi (phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long), cũng là người bạn chung phòng của tôi trong suốt hải trình, chia sẻ. Chuyến này, ngoài đồ đạc, máy móc mang theo để tác nghiệp, chị còn lỉnh kỉnh mang theo hai thùng đồ. Một thùng là những quyển sách mới, chị dành tặng cho lớp học tình thương của Thiếu tá Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối. Thùng còn lại đầy ắp những bức thư, tấm thiệp mừng năm mới và những món quà từ đất liền gửi đến những người lính ở hải đảo xa xôi. “Mặc dù ngày nay công nghệ phát triển, tất cả đều có trên chiếc điện thoại thông minh, nhưng với mình, những bức thư tay vẫn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Và trong những chuyến công tác trước, khi được gặp gỡ, trò chuyện với những người lính đảo, họ rất háo hức, mong chờ mỗi khi có đoàn tới thăm. Vì vậy, trước chuyến đi năm nay, mình được bạn bè, người thân gửi gắm những bức thư, tấm thiệp chúc Tết, động viên các cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa. Cảm giác như mình là một người trung chuyển yêu thương vậy…”, nhà báo Bích Chi chia sẻ.

0 Votes


Video: Gia Lai Miền Sử Thi của Nguyễn Văn Hoàn
ID: 595200
Lời giới thiệu: Gia Lai, mảnh đất hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, là nơi giao thoa hoàn hảo giữa giá trị văn hóa sử thi và nhịp sống hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi xanh thẳm, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng thác cuồn cuộn. Mỗi bước chân trên vùng đất này đều đưa bạn gần hơn đến với một nền văn hóa sử thi phong phú, nơi âm vang của những nhịp cồng chiêng vẫn dội lại trong không gian, làm sống dậy những câu chuyện truyền kỳ và niềm tự hào của các dân tộc địa phương. Gia Lai không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và mạo hiểm, mà còn là nơi để tìm hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Từ các lễ hội tưng bừng, các nghi thức tâm linh đến những điệu múa và bài hát truyền thống, tất cả đều là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo của vùng đất này. Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá Gia Lai - nơi giữ gìn linh hồn của đại ngàn Tây Nguyên, để không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà còn cảm nhận và trân trọng những di sản quý báu mà cha ông ta đã gìn giữ suốt bao đời.

18 Votes


Video: Áo dài xuống phố của LÒ VĂN HỢP
ID: 607170
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua nhiều giai đoạn biến đổi, cách tân, song áo dài vẫn là trang phục đẹp đẽ và thanh tao nhất dành cho người phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hoá người Việt Nam hiện đại. Áo dài đã trở thành biểu tượng cao quý cho đất nước, không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại. Chiếc áo dài làm tô thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài đang hóa thân vào cuộc sống hôm nay, như niềm tự hào cho cái đẹp mỹ miều mà đằm thắm, cái đẹp vĩnh cửu của dân tộc Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch, tà áo dài truyền thống Việt Nam chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt, mang đến ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Nhà thơ Trần Manh Hảo từng viết: “Áo dài mang đến cho phụ nữ Việt Nam sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ... Người phụ nữ mặc áo dài đi mà như bay, đứng mà như liệng. Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai khi đôi chân đang thì hiện tại; và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ cùng tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hài hòa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thuý và lãng mạn biết chừng nào ? Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại tổ Tiên của mình là con chim Lạc bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước. Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam”. Dồng diễn áo dài với hàng trăm người tham gia,đủ sắc màu ,diễu hành qua các phố phường ,trong con mắt mọi người vừa quen vừa lạ, quen bởi trang phục thường thấy hằng ngày,nơi tiệc tùng,lễ hội,công sở.lạ là sao nó đẹp thế,lung linh sắc màu thướt tha tung bay, cuốn theo ngọn gió đầy tự hào riêng của một dân tộc

0 Votes


Video: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU - TP. THUẬN AN - BÀ BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605537
Lời giới thiệu: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU BÀ BÌNH DƯƠNG Đến mỗi dịp Xuân về, vào ngày đầu năm tết Nguyên đáng, người dân khắp nơi đổ về chùa Bà Bình dương để thắp hương cầu lộc; nhiều nhất là người dân tộc Hoa sống ở thành phố Hồ Chí Minh hành hương về đây kéo dài đến ngày đêm Giao thừa khi thời khắc chuyển giao bước vào năm mới kéo dài đến ngày Tết nguyên tiêu là ngày chính diễn ra Lễ hội. ( 15 tháng Giêng Âm lịch ), dịp tết Nguyên Tiêu. Hàng ngàn lượt người về Lái Thiêu -Bình dương tham gia lễ hội rước kiệu Bà Chúa Xứ - Theo truyền thuyết người Hoa : Bà Thiên Hậu ( Bà gốc họ Lâm , huyện Bồ Điền , tỉnh Phúc Kiến , Trung Quốc ) do Hội người Hoa lập ra thờ vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Trong lễ hội, kiệu Bà được rước đi vòng quanh các đường phố, phường, Thị Xã ban lộc cho mọi nhà rồi trở về chùa. Thời gian diễn ra lễ hội vào khoảng 15 giờ, đi trước kiệu với các đoàn Lân Sư Rồng từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về dự với hàng trăm con đủ sắc màu rực rở. Các em bé mặc trang phục cung đình trong như các Tiên Đồng Ngọc Nữ gánh hoa, tung hoa từ những xe hoa diễu hành.như những tràng pháo hoa suốt đoạn đường gần năm cây số . Nối tiếp theo là các đoàn hoá trang : Phước , Lộc, Thọ cùng thầy trò đường tăng Tam Tạng, đi cà kheo, Các ban nhạc Tây, nhạc Hoa…trong không khí náo nhiệt kéo dài suốt đoạn đường gần 5 km. Kiệu Bà đi đến đâu mọi người tranh nhau thắp hương đến đó để cầu xin Bà ban phước, lộc.Trước mỗi nhà điều đặt bàn thờ trang trong đầy hoa quả trong hương khói nhang đèn; các bao lì xì được phát ra khi các đoàn Lân , Sư, Rồng đi qua và vào mùa biểu diễn đem may mắn cho từng nhà.. Đây là lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Hoa đồng thời cũng là ngày hội cho người dân ở Bình Dương , thu hút mọi người từ khắp nơi đổ về cùng thưởng thức nét văn hoá dân gian và cùng nhau hái lộc đầu năm , cùng chúc cho nhau trong cuộc sống mưa thuận gió hoà nhà nhà hạnh phúc.

0 Votes


Video: Mộc Châu - Bài Hát Ru Mùa Đông Trên Rẻo Cao của Lương Võ Thành Luân
ID: 604589
Lời giới thiệu: Mộc Châu rét căm, Cái rét cắt thịt buốt da, gần như chỉ chực chờ đủ ẩm đủ duyên để đổ tuyết, buộc người ta yên vị ở nhà, cuộn tròn trong chăn ấm, cời những que củi mục còn nguyên vỏ to tướng để lửa thường trực cháy trong bếp lò, toả khói nghi ngút, thi thoảng lại xộc vào cánh mũi mùi nhựa gỗ tươi hoá khí bay lên… Ngoài trời lúc này chừng 3-4 độ, khuya tối và sáng sớm còn lạnh hơn. Không gian cô quạnh. Thời gian lắng đọng. Nếu không tính tiếng gió rít vào những khe vách - kẽ hở, lao xao vào những thân cành - lá cây thì mọi thứ chung quanh tuyền im vắng. Mưa phùn nhẹ, rất khẽ đến nản lòng, gần như gội sạch giọt nhuệ khí sau cùng của mình sau 1 đêm ngày nhác lười nằm chờ tin nắng ấm… Nhưng cứ nằm mãi thì bao giờ mới thôi lạnh? Co ro trong 6 lớp áo mỏng dày, mình leo lên chiếc xe Dream thuê được từ anh chủ nhà trọ, đi lang thang không kế hoạch về hướng đèo, rẽ lối dần lên cao. Càng lên dốc, đường càng thu hẹp, cây cối bớt um tùm, chỉ còn những thân cành khẳng khiu, nâu xỉn, khô khốc, đứng thẳng ngay trong giá buốt. Mỗi lần tháo găng để bật chế độ quay phim trên điện thoại, hai bàn tay mình đỏ tấy như bỏng, những vết bỏng nhẹ tựa kim châm. Lúc này đã hơn 4g chiều. Càng lên cao càng gió. Những giai điệu thanh âm thu được từ nhiều đợt gió tứ phương lúc chát đắng, thô sì; khi êm mềm, dịu mát như những bài hát ru không trọn vẹn. Ai đó bật một chuỗi bài nhạc Trịnh vọng từ dưới thung lũng, tiếng hát Khánh Ly vang tận chân trời. Phong vị này xứng đáng một chút tưởng thưởng bản thân với một tảng steak áp chảo, và một ly vang, nếu trước mặt hiện ra ngay một lò sưởi củi. Nhưng đời không như mơ. Mình cũng chẳng có que diêm nào trong tay lúc này mà tơ tưởng! Mộc Châu, 23.01.2024 --- Music Credit to: Motherhood – Garrett Crosby Film&Edit: Mình Shot on A Iphone12ProMax

0 Votes


Video: NGHỂ LÀM HEO ĐẤT TRUYỀN THỐNG LÁI THIÊU – BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605543
Lời giới thiệu: NGHỂ LÀM HEO ĐẤT TRUYỀN THỐNG LÁI THIÊU – BÌNH DƯƠNG Nghề Gốm sứ truyền thống có mặt trên vùng đất Thủ trên 150 năm qua, kể từ khi cư dân người Việt và người Hoa đến vùng đất này lập nghiệp và phát hiện ra loại đất trắng Cao lanh-một loại đất đặc biệt dùng để làm ra sản phẩm Gốm sứ Nghề làm heo đất truyền thống Lái Thiêu ( Bình Dương ) là một sản phẩm đặc biệt về ý nghĩa và gần gũi dân gian nhất là tuổi thơ trong có một sở thích là bỏ ống heo một phần số tiền Cha mẹ cho mỗi ngày bỏ vô ống heo ( còn gọi là nuôi heo ), đền thi heo đất được nuôi đầy thì đem ra lấy tiền để mua những món đồ chợi hoặc thứ gì mình yêu thích. Người Lớn thì bỏ ống heo để dành gọi là tiết kiệm để khi cần lấy ra sử dụng Heo đất được các cơ sở sản xuất nhiều nhất vào dịp cuối năm , ngày tết Việt ( tết Nguyên Đáng ) vì năm mới mọi người đều mau “ Heo Đất “ tặng nhau coi như tặng đều mai mắn nhất là năm Hợi mà tặng heo vàng. Heo đất được nhà sản xuất tạo thành nhiều mãu đa dạng và nhiều màu sắc : màu đỏ, xanh dương , xanh lá cây, vàng, hồng tím ….nổi bật là những chú heo vàng với khuôn mặt có những nụ cười khác cười khác nhau thật dễ thương .Thợ vẽ heo đất là những họa sĩ tài hoa với đôi tay điêu luyện từ khoắc chiếc áo mới cho chú heo tới khâu vẽ hoa văn nhiều màu sắc …điểm nhấn truyền thần là điểm đôi mắt tinh anh để thu hút người xem khi nhìn váo khuôn mặt chú heo. Mỗi người thơ làm việc môi ngày đã cho ra hằng trăm chú heo muôn màu dễ thương . Heo đất thành phẩm được bán đi khắp nơi trên toàn quộc. nhiều nhất là các tỉnh lân cận Lái Thiêu – Bình Dương . Nghề làm heo đất có từ lâu đời trên quê hương Lái Thiêu ( TP , Thuận An – Tỉnh Bình Dương ) đã tạo việc làm cho người dân đại phương mà còn thu hút khách du lịch đam mê nhếp ảnh tìm về thưỡng lãm và chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc người thợ làm nghể và chia sẽ. quảng bá đến với cộng đồng về nghê truyền thống gốm sứ Lái Thiêu trong đó có nghề làm heo đất

0 Votes


Video: Ngân tiếng ca vang “Như có Bác trong ngày đại thắng” của Phạm Thị Khoa Thi
ID: 603226
Lời giới thiệu: Nhằm đáp ứng nguyện vọng của đại biểu các tỉnh phía Bắc có người thân chiến đấu, hy sinh tại chiến trường Tây Nguyên, Trung tâm Giáo dục truyền thống và Lịch sử- Hội khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyến đi về nguồn, hoạt động truyền thống: Tri ân Bác Hồ, tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại các tỉnh Tây Nguyên cho 60 đại biểu là thương binh, Cựu chiến binh, Cựu công an, Cựu TNXP và thân nhân Liệt sỹ- Người có công. Nhân dịp này, sáng ngày 22/9, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku, đoàn đại biểu Gia đình chính sách và Người có công các tỉnh, thành phố, phía Bắc cùng Trung tâm Giáo dục Truyền thống và Lịch sử đã thành kính dâng lẵng hoa tươi thắm lên anh linh Người, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và lòng kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Mặc dù thời tiết hôm đó có mưa nhẹ, nhưng sau khi dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn Đại biểu đã tập trung trước tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên hát vang bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”, với giai điệu thật giản dị, gần gũi,/.

0 Votes


Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607845
Lời giới thiệu: Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

0 Votes


Video: Kiến An Cung - mỹ cảnh từ kiến trúc của Lê Hiệp Lợi
ID: 591247
Lời giới thiệu: Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Nét độc đáo của ngôi chùa là lối kiến trúc vừa bề thế, lộng lẫy với những tông màu rực rỡ trang trí bên trong, và trang trọng với những gian thờ được phân chia rõ ràng, vừa mang nét cổ kinh với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên nóc mái chùa có đặt bốn tháp nhỏ nằm ngang, trong tháp đó có tượng các vị tiên, phật, thánh thần, giữa nóc mái có hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên lối vô cửa chính có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, hai bên tả hữu có hình vẽ hai ông thần (ông Thiện – Ác) đứng giữ cửa. Bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời), là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt, cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khi khách thập phương viếng chùa đông. Trong chùa có những hàng cột lớn đen bóng đồ sộ, có rất nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên vách tường có rất nhiều những bức tranh theo lối thủy mạc, những hình ảnh về truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục, mang ẩn ý sâu xa.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp