Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Những lá thư 'trung chuyển' yêu thương của Hồ Ngân Hạnh - Nguyễn Đình Tuyên
ID: 591045
Lời giới thiệu: Trên hải trình đến với tuyến đảo Tây Nam, có những bức thư đã được gửi đến các cán bộ, chiến sĩ, mang theo tình yêu, nỗi nhớ từ đất liền tới hải đảo xa xôi… “Mình đi tuyến đảo Tây Nam chuyến này là lần thứ ba rồi” – Nhà báo Trần Thị Bích Chi (phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long), cũng là người bạn chung phòng của tôi trong suốt hải trình, chia sẻ. Chuyến này, ngoài đồ đạc, máy móc mang theo để tác nghiệp, chị còn lỉnh kỉnh mang theo hai thùng đồ. Một thùng là những quyển sách mới, chị dành tặng cho lớp học tình thương của Thiếu tá Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối. Thùng còn lại đầy ắp những bức thư, tấm thiệp mừng năm mới và những món quà từ đất liền gửi đến những người lính ở hải đảo xa xôi. “Mặc dù ngày nay công nghệ phát triển, tất cả đều có trên chiếc điện thoại thông minh, nhưng với mình, những bức thư tay vẫn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Và trong những chuyến công tác trước, khi được gặp gỡ, trò chuyện với những người lính đảo, họ rất háo hức, mong chờ mỗi khi có đoàn tới thăm. Vì vậy, trước chuyến đi năm nay, mình được bạn bè, người thân gửi gắm những bức thư, tấm thiệp chúc Tết, động viên các cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa. Cảm giác như mình là một người trung chuyển yêu thương vậy…”, nhà báo Bích Chi chia sẻ.

0 Votes


Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607845
Lời giới thiệu: Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

2 Votes


Video: Toa bao cấp " Bếp - Chạn - Mâm" tấm vé miễn phí về tuổi thơ của Nguyễn Hải Yến
ID: 602614
Lời giới thiệu: Trong thời kỳ bao cấp, bên cạnh những vật dụng mang dấu ấn của cuộc sống khó khăn, chiếc chạn bát là hình ảnh thân quen gắn liền với mỗi gia đình Việt Nam. Chiếc chạn không chỉ là nơi cất giữ bát đĩa, mà còn là một phần quan trọng của gian bếp, gợi nhắc về một thời kỳ gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm. Chiếc chạn bát thời bao cấp thường được làm từ gỗ, tre hoặc nứa – những chất liệu vô cùng dễ kiếm và gắn liền với bà con. Tuy không bóng bẩy hay sang trọng, nhưng chúng rất chắc chắn, bền bỉ, gắn bó với gia đình qua nhiều năm tháng. Nét đơn sơ, mộc mạc của chiếc chạn phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ đó – giản dị nhưng vẫn đầy ấm cúng. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà các mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng chúng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm đầy thương nhớ về chiếc chạn.

321 Votes


Video: Gia Lai Miền Sử Thi của Nguyễn Văn Hoàn
ID: 595200
Lời giới thiệu: Gia Lai, mảnh đất hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, là nơi giao thoa hoàn hảo giữa giá trị văn hóa sử thi và nhịp sống hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi xanh thẳm, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng thác cuồn cuộn. Mỗi bước chân trên vùng đất này đều đưa bạn gần hơn đến với một nền văn hóa sử thi phong phú, nơi âm vang của những nhịp cồng chiêng vẫn dội lại trong không gian, làm sống dậy những câu chuyện truyền kỳ và niềm tự hào của các dân tộc địa phương. Gia Lai không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và mạo hiểm, mà còn là nơi để tìm hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Từ các lễ hội tưng bừng, các nghi thức tâm linh đến những điệu múa và bài hát truyền thống, tất cả đều là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo của vùng đất này. Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá Gia Lai - nơi giữ gìn linh hồn của đại ngàn Tây Nguyên, để không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà còn cảm nhận và trân trọng những di sản quý báu mà cha ông ta đã gìn giữ suốt bao đời.

18 Votes


Video: Happy Vietnam của Trương Hoàng Anh - Phan Gia Bảo
ID: 597360
Lời giới thiệu: Việt Nam là một đất nước thanh bình, tươi đẹp, năng động, đang phát triển và là một quốc gia hạnh phúc. Điều này được thể hiện trước hết là do Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, không có tình trạng bạo động biểu tình, tỷ lệ tội phạm thấp, và hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú mang đậm bản sắc dân tộc, thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế. Trong đó giá trị của gia đình được coi trọng và đề cao với những phẩm chất tốt đẹp như: cha mẹ nuôi dưỡng con cái nên người, con cháu có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà cha mẹ, phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên… Việc ổn định chính trị là nền tảng cho sự phát triển về kinh tế vì đó là tiền đề để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam là một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế không chỉ phát triển mạnh về nông, lâm, ngư nghiệp mà còn phát triển mạnh cả về công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Theo thống kê tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2022, 2023 là nhanh nhất Đông Nam Á. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nền giáo dục hạnh phúc. Mục tiêu đổi mới nền giáo dục của Việt Nam hiện nay là “Xây dựng trường học hạnh phúc”, hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi yêu thương, an toàn, tôn trọng, thấu hiểu. Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, nhà trường còn chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ, lỗi thời. Không những thế Việt Nam còn là một đất nước có nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan tuyệt diệu, làm say lòng bao du khách thập phương. Các phong cảnh đẹp ở Việt Nam từ Bắc đến Nam mang trong mình vẻ đẹp đa dạng và phong phú, từ bãi biển trong xanh đến những ngọn núi hùng vĩ, từ những khu rừng hoang sơ rộng lớn đến những dòng sông, con suối, hồ nước tuyệt đẹp. Nhiều người nói rằng đó là một nơi tuyệt vời để ghé thăm vì vẻ đẹp tự nhiên; họ cho rằng thời gian dành cho thiên nhiên là liều thuốc giải cho sự căng thẳng, mệt mỏi và nhàm chán. Một Việt Nam hạnh phúc còn được thể hiện lối sống rất lạc quan, tích cực của người dân. Tinh thần lạc quan ấy đã được bồi đắp qua những cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Chính vì tinh thần lạc quan ấy mà biết bao nam nữ thanh niên đã không ngại hiểm nguy, xung phong ra trận, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai. Dù trong mưa bom bão đạn họ vẫn không ngừng “tiếng hát át tiếng bom”. Và triệu triệu con người Việt Nam trong những ngày máu lửa đó vẫn tin tưởng với một niềm tin sắt đá, không bom đạn của kẻ thù nào có thể lung lay được: “Ta nhất định thắng! Địch nhất định thua!”. Ngày nay khi đất nước hoà bình, thống nhất ta dễ dàng bắt gặp ở Việt Nam hình ảnh những quán xá đông đúc sau giờ tan làm hay vào những ngày cuối tuần, ngày lễ tết. Mỗi người sẽ sum vầy bên bạn bè, gia đình tận hưởng cuộc sống mà một Việt Nam hạnh phúc đã mang lại cho người dân. Có thể nói Việt Nam là một trong những nơi tuyệt vời nhất trên trái đất. Đến với Việt Nam các bạn sẽ cảm nhận được người Việt Nam rất hiếu khách với nhiều nét văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc, đất nước Việt Nam thật thanh bình, tươi đẹp, phát triển năng động và là một quốc gia Hạnh phúc. Còn chần chờ gì nữa các bạn hãy một lần đến với đất nước chúng tôi.

1 Vote


Video: VẺ ĐẸP DIÊM DÂN TRÊN RUỘNG MUỐI HUYỆN LONG ĐIỀN - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU của Trần Ngọc Thịnh
ID: 605950
Lời giới thiệu: Huyện Long Điền, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và thời tiết nắng ấm quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối. Theo các diêm dân huyện Long Điền, nghề làm muối có từ thuở cha ông mở cõi vùng đất Phương Nam. Các bậc tiền nhân khi xưa đã biết làm muối bằng phương pháp truyền thống là cô đặc nước biển, hình thành vùng làm muối tại Long Điền ngày nay. Trải qua bao thế hệ, bao thăng trầm của lịch sử, diêm dân Long Điền vẫn giữ gìn nghề làm muối truyền thống của cha ông. Niên vụ muối hàng năm bắt đầu từ tháng 9 âm lịch của năm trước đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Quy trình làm muối truyền thống ở Long Điền gồm nhiều công đoạn, trong đó có những công đoạn chính như: Đắp bờ, làm ruộng, đưa nước vào ruộng cho muối kết tinh và thu hoạch muối. Công đoạn thu hoạch muối tốn rất nhiều công sức nên các chủ ruộng thường phải thuê nhiều nhân công phục vụ việc cào muối và đẩy muối. Vào vụ muối, từ tờ mờ sáng bà con diêm dân đã ra ruộng bắt tay vào công việc. Số muối kết tinh được cào, gom lại thành luống và để cho ráo nước. Nhóm các diêm dân đẩy muối thường sẽ đi muộn hơn một chút, khi trời đã hửng sáng. Sau khi muối đã ráo nước, từng đoàn người nối đuôi nhau đẩy muối về điểm tập kết tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng, nhất là góc nhìn từ trên cao. Khi tập kết đủ số lượng, cũng như được giá, muối sẽ được đóng thành bao và chuyển xuống ghe bán cho thương lái. Vẻ đẹp trong lao động, những khoảnh khắc thu hoạch muối của diêm dân Long Điền được tái hiện qua đoạn clip ngắn với mong muốn đưa đến với người xem nét đẹp cũng như sự vất vả của nghề làm muối huyện Long Điền.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp