Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Toa bao cấp " Bếp - Chạn - Mâm" tấm vé miễn phí về tuổi thơ của Nguyễn Hải Yến
ID: 602614
Lời giới thiệu: Trong thời kỳ bao cấp, bên cạnh những vật dụng mang dấu ấn của cuộc sống khó khăn, chiếc chạn bát là hình ảnh thân quen gắn liền với mỗi gia đình Việt Nam. Chiếc chạn không chỉ là nơi cất giữ bát đĩa, mà còn là một phần quan trọng của gian bếp, gợi nhắc về một thời kỳ gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm. Chiếc chạn bát thời bao cấp thường được làm từ gỗ, tre hoặc nứa – những chất liệu vô cùng dễ kiếm và gắn liền với bà con. Tuy không bóng bẩy hay sang trọng, nhưng chúng rất chắc chắn, bền bỉ, gắn bó với gia đình qua nhiều năm tháng. Nét đơn sơ, mộc mạc của chiếc chạn phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ đó – giản dị nhưng vẫn đầy ấm cúng. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà các mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng chúng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm đầy thương nhớ về chiếc chạn.

321 Votes


Video: Độc đáo lễ hội vật cầu nước làng Vân, tỉnh Bắc Giang của lê tấn thanh
ID: 597261
Lời giới thiệu: Lễ hội vật cầu bùn làng Vân, xã Vân Hà, huyện Việt Yên lại về, mang theo tinh thần thượng võ, nét đẹp văn hóa truyền thống và cả niềm hân hoan của người dân sau những ngày lao động vất vả. Bốn năm một lần, lễ hội được tổ chức từ ngày 12 đến 15 tháng 4 Âm lịch, như một lời tri ân sâu sắc gửi đến Thần Mặt Trời, vị thần linh thiêng đã che chở, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Không chỉ là một nghi lễ tín ngưỡng, vật cầu bùn còn là minh chứng cho sức mạnh, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của người dân lao động. Trên sân đấu lầy lội, những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ của làng Vân, với làn da rám nắng và nụ cười rạng rỡ, họ hăng say tranh đấu, lăn xả hết mình vì màu cờ sắc áo của đội mình. Mỗi pha tranh bóng, mỗi lần quả cầu bùn được tung lên cao đều mang theo niềm tin, hy vọng về một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội vật cầu bùn làng Vân không chỉ là dịp để cầu mong một năm mới an lành, ấm no mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Tiếng trống hội rộn ràng, tiếng reo hò cổ vũ náo nhiệt cùng không khí náo nức của lễ hội như một lời khẳng định mạnh mẽ về sức sống bền bỉ của văn hóa dân gian Việt Nam.

0 Votes


Video: Những lá thư 'trung chuyển' yêu thương của Hồ Ngân Hạnh - Nguyễn Đình Tuyên
ID: 591045
Lời giới thiệu: Trên hải trình đến với tuyến đảo Tây Nam, có những bức thư đã được gửi đến các cán bộ, chiến sĩ, mang theo tình yêu, nỗi nhớ từ đất liền tới hải đảo xa xôi… “Mình đi tuyến đảo Tây Nam chuyến này là lần thứ ba rồi” – Nhà báo Trần Thị Bích Chi (phóng viên của Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long), cũng là người bạn chung phòng của tôi trong suốt hải trình, chia sẻ. Chuyến này, ngoài đồ đạc, máy móc mang theo để tác nghiệp, chị còn lỉnh kỉnh mang theo hai thùng đồ. Một thùng là những quyển sách mới, chị dành tặng cho lớp học tình thương của Thiếu tá Trần Bình Phục trên đảo Hòn Chuối. Thùng còn lại đầy ắp những bức thư, tấm thiệp mừng năm mới và những món quà từ đất liền gửi đến những người lính ở hải đảo xa xôi. “Mặc dù ngày nay công nghệ phát triển, tất cả đều có trên chiếc điện thoại thông minh, nhưng với mình, những bức thư tay vẫn mang ý nghĩa rất đặc biệt. Và trong những chuyến công tác trước, khi được gặp gỡ, trò chuyện với những người lính đảo, họ rất háo hức, mong chờ mỗi khi có đoàn tới thăm. Vì vậy, trước chuyến đi năm nay, mình được bạn bè, người thân gửi gắm những bức thư, tấm thiệp chúc Tết, động viên các cán bộ, chiến sĩ nơi đảo xa. Cảm giác như mình là một người trung chuyển yêu thương vậy…”, nhà báo Bích Chi chia sẻ.

0 Votes


Video: CHỈ CẦN CON ĐƯỢC HẠNH PHÚC - CHUYỆN TÌNH ĐỒNG GIỚI CỦA HAI CHÀNG TRAI DÂN TỘC THIỂU SỐ của PHAN ĐÌNH VIỆT ANH, NGUYỄN NGỌC LÂN, ĐỖ THANH HẢI, VŨ QUỐC DŨNG
ID: 597905
Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây, cộng đồng người song tính, chuyển giới, đồng tính (LGBT) được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xã hội Việt Nam đang dần cởi mở hơn trong cái nhìn và đánh giá về cộng đồng LGBT. “Chỉ cần con được hạnh phúc” là câu chuyện đặc biệt về chuyện tình kết hôn đồng giới của hai chàng trai đều là dân tộc thiểu số. Đây cũng là câu chuyện kết chương trình mang một ý nghĩa và thông điệp nhân văn. Lần đầu tiên, trong cộng đồng dân tộc Ê Đê, đã có một chàng trai mạnh dạn công khai giới tính thật của mình và tình yêu đối với người bạn cùng giới. Tuy là trường hợp đầu tiên, nhưng ekip cũng đã đi sâu vào phân tích từ tâm lý nhân vật, tâm lý phụ huynh và thậm chí là cả những phong tục, tập quán văn hóa của người Ê Đê xung quanh mối quan hệ này. Và người xem sẽ càng bất ngờ hơn khi đi sâu vào việc đối chiếu với văn hóa của dân tộc với văn hóa kết hôn đồng giới, người Ê Đê đã có cái nhìn tích cực và văn mình với vấn đề này đã từ lâu.

0 Votes


Video: "Vẽ ước mơ" cho các em trường Tiểu học Hang Kia của Duc Thanh Nguyen
ID: 35815
Lời giới thiệu: Những ngày đầu tháng 6 chúng mình đi lên bản Thung Mai, một bản nằm xa tít ở Hòa Bình, xe ô tô chẳng thể đi lên được, cả đoàn nối đuôi nhau đi bộ lên núi, đi mỏi quá rồi vẫn chưa thấy điểm trường đâu phải ngồi nhờ xe thùng của các chú công an, phải nhờ các anh trai bản và công an chở đồ lên giúp để có thể "vẽ ước mơ" cho các em. chúng mình đã sơn trắng lại tường cho trường từ tuần trước, tuần này chúng mình lên để vẽ, chúng mình vẽ những thứ thân thuộc với các em, về thiên nhiên núi đồi, về động vật, vẽ cả những họa tiết dân tộc lên những chiếc cột xinh ở trường, tất cả chỉ muốn khi các em đến trường học sẽ không cảm thấy việc đi học là một điều xa lạ, khó khăn, mà đến trường sẽ thấy ôi sao gần gũi quá, gần gũi với đời sống hàng ngày của các em, và như vậy, biết đâu dù đường đến trường có xa thì các em vẫn mong muốn đến trường từng ngày. Chuyến đi này, mình muốn ôm từng người một để nói lời cảm ơn, cảm ơn vì dù cậu không phải là họa sĩ nhưng đã trở thành họa sĩ trong 1 ngày, cảm ơn vì nhờ có các cậu mà ngôi trường ở chi Thung Mài, Hang Kia, Hòa Bình trở nên đẹp hơn, cảm ơn vì có các cậu mà tháng 6 này, bầu trời có màu xanh lam, thật đẹp.

0 Votes


Video: HỒN QUÊ của Đội Truyền thông - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
ID: 592351
Lời giới thiệu: Bức tranh "Hồn Quê" là một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc, thể hiện sự tôn vinh và bảo vệ quyền của trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi trong xã hội. Trong tranh, ta thấy hình ảnh những đứa trẻ vui chơi hồn nhiên, ngập tràn tiếng cười giữa cánh đồng xanh mướt, biểu trưng cho quyền được sống, học tập và vui chơi của trẻ em. Gần đó, những người phụ nữ đang chăm chỉ làm việc, nhưng không chỉ có lao động, họ còn thể hiện sự tự tin và tự chủ, nhấn mạnh quyền bình đẳng và quyền được tôn trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Phía xa, những cụ già ngồi dưới gốc cây cổ thụ, trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm sống, thể hiện sự kính trọng đối với người cao tuổi, nhấn mạnh quyền được chăm sóc và tôn trọng của họ. Bức tranh "Hồn Quê" không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ về quyền con người, khuyến khích mọi người cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng, hạnh phúc và đầy tình thương yêu. The painting “Rural spirit” is a deeply emotional artwork, honoring and protecting the rights of children, women, and the elderly in society. In the painting, we see innocent children playing joyfully, their laughter filling the green fields, symbolizing their right to live, learn, and play. Nearby, women are working diligently, but not just laboring; they also exude confidence and autonomy, emphasizing their rights to equality and respect in all aspects of life. In the distance, elderly people sit under an ancient tree, talking and sharing life experiences, reflecting respect for the elderly and their right to care and honor. "Spirit of Home" is not just a piece of art but a powerful message about human rights, encouraging everyone to build a fair, happy, and loving society together.

4 Votes


Video: Áo dài xuống phố của LÒ VĂN HỢP
ID: 607170
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua nhiều giai đoạn biến đổi, cách tân, song áo dài vẫn là trang phục đẹp đẽ và thanh tao nhất dành cho người phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hoá người Việt Nam hiện đại. Áo dài đã trở thành biểu tượng cao quý cho đất nước, không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại. Chiếc áo dài làm tô thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài đang hóa thân vào cuộc sống hôm nay, như niềm tự hào cho cái đẹp mỹ miều mà đằm thắm, cái đẹp vĩnh cửu của dân tộc Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch, tà áo dài truyền thống Việt Nam chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt, mang đến ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Nhà thơ Trần Manh Hảo từng viết: “Áo dài mang đến cho phụ nữ Việt Nam sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ... Người phụ nữ mặc áo dài đi mà như bay, đứng mà như liệng. Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai khi đôi chân đang thì hiện tại; và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ cùng tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hài hòa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thuý và lãng mạn biết chừng nào ? Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại tổ Tiên của mình là con chim Lạc bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước. Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam”. Dồng diễn áo dài với hàng trăm người tham gia,đủ sắc màu ,diễu hành qua các phố phường ,trong con mắt mọi người vừa quen vừa lạ, quen bởi trang phục thường thấy hằng ngày,nơi tiệc tùng,lễ hội,công sở.lạ là sao nó đẹp thế,lung linh sắc màu thướt tha tung bay, cuốn theo ngọn gió đầy tự hào riêng của một dân tộc

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp