Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Phật Quốc Vạn Thành Pagoda Complex, Bình Long Town của Catalin Chitu
ID: 605898
Lời giới thiệu: Phật Quốc Vạn Thành Pagoda Complex is a stunning Buddhist temple nestled amidst the serene landscape of Thanh Bình Commune, Bình Long Town, Bình Phước Province. Surrounded by vast rubber forests and overlooking the tranquil Chà Là lake, the complex offers a peaceful and spiritually uplifting environment. Construction of this magnificent complex began in January 2017 and spans across 117,726 square meters. It features 24 large-scale structures, each covering an area of over 3,000 square meters. The pagoda's architecture showcases a harmonious blend of Southern Buddhism, Northern Buddhism, Vietnamese Buddhism, and Japanese cultural influences. One of the most striking features of Phật Quốc Vạn Thành Pagoda is the 73-meter-tall Buddha statue, the tallest of its kind in Southeast Asia. Located majestically on the pagoda's main palace, the statue is built on an area of 8,100 square meters and depicts a blooming lotus flower. Its roof is adorned with petals that shimmer under the sunlight, creating a breathtaking sight. In addition to the towering Buddha statue, the complex also houses a 30-meter-tall Maitreya Buddha statue weighing 1 ton. Another highlight is Phổ Đà Mountain, a 36-meter-high, 85-meter-wide structure featuring a 20-meter-tall Bodhisattva Avalokitesvara statue seated on a golden dragon. Inside the mountain, visitors can find the Temple of Thousand Hands and Thousand Eyes and 33 incarnations of Bodhisattva Avalokitesvara. Phật Quốc Vạn Thành Pagoda Complex has quickly become a popular tourist destination and a pilgrimage site for both locals and visitors to Bình Phước Province. Its serene ambiance, impressive architecture, and spiritual significance make it a must-visit for anyone seeking a peaceful and enriching experience.

0 Votes


Video: Toa bao cấp " Bếp - Chạn - Mâm" tấm vé miễn phí về tuổi thơ của Nguyễn Hải Yến
ID: 602614
Lời giới thiệu: Trong thời kỳ bao cấp, bên cạnh những vật dụng mang dấu ấn của cuộc sống khó khăn, chiếc chạn bát là hình ảnh thân quen gắn liền với mỗi gia đình Việt Nam. Chiếc chạn không chỉ là nơi cất giữ bát đĩa, mà còn là một phần quan trọng của gian bếp, gợi nhắc về một thời kỳ gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm. Chiếc chạn bát thời bao cấp thường được làm từ gỗ, tre hoặc nứa – những chất liệu vô cùng dễ kiếm và gắn liền với bà con. Tuy không bóng bẩy hay sang trọng, nhưng chúng rất chắc chắn, bền bỉ, gắn bó với gia đình qua nhiều năm tháng. Nét đơn sơ, mộc mạc của chiếc chạn phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ đó – giản dị nhưng vẫn đầy ấm cúng. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà các mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng chúng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm đầy thương nhớ về chiếc chạn.

321 Votes


Video: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU - TP. THUẬN AN - BÀ BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605537
Lời giới thiệu: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU BÀ BÌNH DƯƠNG Đến mỗi dịp Xuân về, vào ngày đầu năm tết Nguyên đáng, người dân khắp nơi đổ về chùa Bà Bình dương để thắp hương cầu lộc; nhiều nhất là người dân tộc Hoa sống ở thành phố Hồ Chí Minh hành hương về đây kéo dài đến ngày đêm Giao thừa khi thời khắc chuyển giao bước vào năm mới kéo dài đến ngày Tết nguyên tiêu là ngày chính diễn ra Lễ hội. ( 15 tháng Giêng Âm lịch ), dịp tết Nguyên Tiêu. Hàng ngàn lượt người về Lái Thiêu -Bình dương tham gia lễ hội rước kiệu Bà Chúa Xứ - Theo truyền thuyết người Hoa : Bà Thiên Hậu ( Bà gốc họ Lâm , huyện Bồ Điền , tỉnh Phúc Kiến , Trung Quốc ) do Hội người Hoa lập ra thờ vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Trong lễ hội, kiệu Bà được rước đi vòng quanh các đường phố, phường, Thị Xã ban lộc cho mọi nhà rồi trở về chùa. Thời gian diễn ra lễ hội vào khoảng 15 giờ, đi trước kiệu với các đoàn Lân Sư Rồng từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về dự với hàng trăm con đủ sắc màu rực rở. Các em bé mặc trang phục cung đình trong như các Tiên Đồng Ngọc Nữ gánh hoa, tung hoa từ những xe hoa diễu hành.như những tràng pháo hoa suốt đoạn đường gần năm cây số . Nối tiếp theo là các đoàn hoá trang : Phước , Lộc, Thọ cùng thầy trò đường tăng Tam Tạng, đi cà kheo, Các ban nhạc Tây, nhạc Hoa…trong không khí náo nhiệt kéo dài suốt đoạn đường gần 5 km. Kiệu Bà đi đến đâu mọi người tranh nhau thắp hương đến đó để cầu xin Bà ban phước, lộc.Trước mỗi nhà điều đặt bàn thờ trang trong đầy hoa quả trong hương khói nhang đèn; các bao lì xì được phát ra khi các đoàn Lân , Sư, Rồng đi qua và vào mùa biểu diễn đem may mắn cho từng nhà.. Đây là lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Hoa đồng thời cũng là ngày hội cho người dân ở Bình Dương , thu hút mọi người từ khắp nơi đổ về cùng thưởng thức nét văn hoá dân gian và cùng nhau hái lộc đầu năm , cùng chúc cho nhau trong cuộc sống mưa thuận gió hoà nhà nhà hạnh phúc.

0 Votes


Video: Kiến An Cung - mỹ cảnh từ kiến trúc của Lê Hiệp Lợi
ID: 591247
Lời giới thiệu: Kiến An Cung (còn có tên gọi khác là chùa Ông Quách) là ngôi chùa có tuổi đời trăm năm, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Đây là một trong những điểm du lịch, tham quan nổi tiếng ở thành phố này. Ngôi chùa vừa cổ kính vừa ghi dấu án kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990. Nét độc đáo của ngôi chùa là lối kiến trúc vừa bề thế, lộng lẫy với những tông màu rực rỡ trang trí bên trong, và trang trọng với những gian thờ được phân chia rõ ràng, vừa mang nét cổ kinh với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên nóc mái chùa có đặt bốn tháp nhỏ nằm ngang, trong tháp đó có tượng các vị tiên, phật, thánh thần, giữa nóc mái có hình lưỡng long chầu nguyệt. Hai bên lối vô cửa chính có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, hai bên tả hữu có hình vẽ hai ông thần (ông Thiện – Ác) đứng giữ cửa. Bên trong chánh điện là thiên tỉnh (giếng trời), là nơi lấy ánh sáng và thông gió giúp chùa lúc nào cũng sáng sủa và thoáng mát. Đặc biệt, cái hay của thiên tỉnh là giúp chùa giải bớt khói nhang mù mịt một cách nhanh chóng trong những ngày lễ lớn, khi khách thập phương viếng chùa đông. Trong chùa có những hàng cột lớn đen bóng đồ sộ, có rất nhiều hoành phi, câu đối, bao lam, thành vọng, liễn, chấn… tất cả được chạm trổ tinh vi, sơn son thếp vàng rực rỡ. Trên vách tường có rất nhiều những bức tranh theo lối thủy mạc, những hình ảnh về truyện xưa tích cũ mang ý nghĩa giáo dục, mang ẩn ý sâu xa.

1 Vote


Video: Hát Bội của Lê Hiệp Lợi
ID: 588925
Lời giới thiệu: Đây có thể là bộ môn nghệ thuật sân khấu mà những người trẻ sau này ít quan tâm, nhìn cô chú chăm chú theo dõi, những tiếng cười rôm rả, mình mới mường tượng cái không khí thời ông bà, cha mẹ xem như thế nào. Mục đích nhằm lan tỏa những giá trị cốt lõi được giữ gìn qua thời gian, dù có chút khó khăn, số lượng người theo nghề ít, số lượng người quan tâm đến bộ môn nghệ thuật này thì lại ít hơn nhưng các cô chú vẫn bám theo nghề, vẫn mang lời ca tiếng hát đến cho đời. Trân quý !

1 Vote


Video: Đồi Chè Long Cốc - Vịnh Hạ Long trên cạn. của Vy Manh Tung
ID: 598982
Lời giới thiệu: Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, Long Cốc được đánh giá là một trong những khu đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Với hàng trăm, hàng ngàn quả đồi nhỏ, đồi chè Long Cốc tạo nên một cảnh đẹp hùng vĩ và tràn ngập màu xanh tươi mát. Thời điểm tuyệt vời nhất trong ngày để thăm đồi chè Long Cốc là vào buổi sáng sớm đầu hè. Lúc này, cả không gian của đồi chè Long Cốc bị phủ trong làn sương mỏng tạo ra một không khí ảo diệu cùng với chút ánh sáng ban mai len lỏi. Không gian tĩnh lặng và yên bình giúp bạn cảm nhận rõ vẻ đẹp tuyệt vời của nơi đây.

0 Votes


Video: SÔNG GỐM LÁI THIÊU ( THUẬN AN - BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605534
Lời giới thiệu: GỐM SỨ TRUYỀN THỐNG BÌNH DƯƠNG Nghề Gốm sứ truyền thống có mặt trên vùng đất Thủ trên 150 năm qua, kể từ khi cư dân người Việt và người Hoa đến vùng đất này lập nghiệp và phát hiện ra loại đất trắng Cao lanh-một loại đất đặc biệt dùng để làm ra sản phẩm Gốm sứ.Với bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và những người thợ ,Gốm sứ Bình Dương đa dạng về mẫu mã , chủng loại và màu sắc…mà còn là những sản phẩm giàu tính nghệ thuật.Từ các sản phẩm gia dụng như : lu, khạp, chén,dĩa, bình hoa, bình trà …đến các loại gốm sứ mỹ nghệ như hình các loại thú dung trang trí trong nhà, các loại trang sức dùng làm quà lưu niệm . Không chỉ sản xuất phục vụ trong nước , gần hai thập kỷ gần đây , gốm sứ Bình Dương còn trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh với những thương hiệu nổi tiếng như : Minh Long, Minh Cường, Cường Phát, Đại Hồng Phát…Ngày nay, gốm sứ Bình Dương không chỉ tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương có cuộc sống ổn định,góp phần tăng trưởng kinh tế cho tỉnh mà còn là một dòng sản phẩm truyền thống truyền tải nghệ thuật dân gian Việt gởi đến bạn bè Quốc tế,một niềm tự hào của các Nhà doanh nghiệp địa phương.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp