Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: CHỈ CẦN CON ĐƯỢC HẠNH PHÚC - CHUYỆN TÌNH ĐỒNG GIỚI CỦA HAI CHÀNG TRAI DÂN TỘC THIỂU SỐ của PHAN ĐÌNH VIỆT ANH, NGUYỄN NGỌC LÂN, ĐỖ THANH HẢI, VŨ QUỐC DŨNG
ID: 597905
Lời giới thiệu: Trong những năm gần đây, cộng đồng người song tính, chuyển giới, đồng tính (LGBT) được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xã hội Việt Nam đang dần cởi mở hơn trong cái nhìn và đánh giá về cộng đồng LGBT. “Chỉ cần con được hạnh phúc” là câu chuyện đặc biệt về chuyện tình kết hôn đồng giới của hai chàng trai đều là dân tộc thiểu số. Đây cũng là câu chuyện kết chương trình mang một ý nghĩa và thông điệp nhân văn. Lần đầu tiên, trong cộng đồng dân tộc Ê Đê, đã có một chàng trai mạnh dạn công khai giới tính thật của mình và tình yêu đối với người bạn cùng giới. Tuy là trường hợp đầu tiên, nhưng ekip cũng đã đi sâu vào phân tích từ tâm lý nhân vật, tâm lý phụ huynh và thậm chí là cả những phong tục, tập quán văn hóa của người Ê Đê xung quanh mối quan hệ này. Và người xem sẽ càng bất ngờ hơn khi đi sâu vào việc đối chiếu với văn hóa của dân tộc với văn hóa kết hôn đồng giới, người Ê Đê đã có cái nhìn tích cực và văn mình với vấn đề này đã từ lâu.

0 Votes


Video: NGHỂ LÀM HEO ĐẤT TRUYỀN THỐNG LÁI THIÊU – BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605543
Lời giới thiệu: NGHỂ LÀM HEO ĐẤT TRUYỀN THỐNG LÁI THIÊU – BÌNH DƯƠNG Nghề Gốm sứ truyền thống có mặt trên vùng đất Thủ trên 150 năm qua, kể từ khi cư dân người Việt và người Hoa đến vùng đất này lập nghiệp và phát hiện ra loại đất trắng Cao lanh-một loại đất đặc biệt dùng để làm ra sản phẩm Gốm sứ Nghề làm heo đất truyền thống Lái Thiêu ( Bình Dương ) là một sản phẩm đặc biệt về ý nghĩa và gần gũi dân gian nhất là tuổi thơ trong có một sở thích là bỏ ống heo một phần số tiền Cha mẹ cho mỗi ngày bỏ vô ống heo ( còn gọi là nuôi heo ), đền thi heo đất được nuôi đầy thì đem ra lấy tiền để mua những món đồ chợi hoặc thứ gì mình yêu thích. Người Lớn thì bỏ ống heo để dành gọi là tiết kiệm để khi cần lấy ra sử dụng Heo đất được các cơ sở sản xuất nhiều nhất vào dịp cuối năm , ngày tết Việt ( tết Nguyên Đáng ) vì năm mới mọi người đều mau “ Heo Đất “ tặng nhau coi như tặng đều mai mắn nhất là năm Hợi mà tặng heo vàng. Heo đất được nhà sản xuất tạo thành nhiều mãu đa dạng và nhiều màu sắc : màu đỏ, xanh dương , xanh lá cây, vàng, hồng tím ….nổi bật là những chú heo vàng với khuôn mặt có những nụ cười khác cười khác nhau thật dễ thương .Thợ vẽ heo đất là những họa sĩ tài hoa với đôi tay điêu luyện từ khoắc chiếc áo mới cho chú heo tới khâu vẽ hoa văn nhiều màu sắc …điểm nhấn truyền thần là điểm đôi mắt tinh anh để thu hút người xem khi nhìn váo khuôn mặt chú heo. Mỗi người thơ làm việc môi ngày đã cho ra hằng trăm chú heo muôn màu dễ thương . Heo đất thành phẩm được bán đi khắp nơi trên toàn quộc. nhiều nhất là các tỉnh lân cận Lái Thiêu – Bình Dương . Nghề làm heo đất có từ lâu đời trên quê hương Lái Thiêu ( TP , Thuận An – Tỉnh Bình Dương ) đã tạo việc làm cho người dân đại phương mà còn thu hút khách du lịch đam mê nhếp ảnh tìm về thưỡng lãm và chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc người thợ làm nghể và chia sẽ. quảng bá đến với cộng đồng về nghê truyền thống gốm sứ Lái Thiêu trong đó có nghề làm heo đất

0 Votes


Video: VẺ ĐẸP DIÊM DÂN TRÊN RUỘNG MUỐI HUYỆN LONG ĐIỀN - TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU của Trần Ngọc Thịnh
ID: 605950
Lời giới thiệu: Huyện Long Điền, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và thời tiết nắng ấm quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề làm muối. Theo các diêm dân huyện Long Điền, nghề làm muối có từ thuở cha ông mở cõi vùng đất Phương Nam. Các bậc tiền nhân khi xưa đã biết làm muối bằng phương pháp truyền thống là cô đặc nước biển, hình thành vùng làm muối tại Long Điền ngày nay. Trải qua bao thế hệ, bao thăng trầm của lịch sử, diêm dân Long Điền vẫn giữ gìn nghề làm muối truyền thống của cha ông. Niên vụ muối hàng năm bắt đầu từ tháng 9 âm lịch của năm trước đến khoảng tháng 4 âm lịch năm sau. Quy trình làm muối truyền thống ở Long Điền gồm nhiều công đoạn, trong đó có những công đoạn chính như: Đắp bờ, làm ruộng, đưa nước vào ruộng cho muối kết tinh và thu hoạch muối. Công đoạn thu hoạch muối tốn rất nhiều công sức nên các chủ ruộng thường phải thuê nhiều nhân công phục vụ việc cào muối và đẩy muối. Vào vụ muối, từ tờ mờ sáng bà con diêm dân đã ra ruộng bắt tay vào công việc. Số muối kết tinh được cào, gom lại thành luống và để cho ráo nước. Nhóm các diêm dân đẩy muối thường sẽ đi muộn hơn một chút, khi trời đã hửng sáng. Sau khi muối đã ráo nước, từng đoàn người nối đuôi nhau đẩy muối về điểm tập kết tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng, nhất là góc nhìn từ trên cao. Khi tập kết đủ số lượng, cũng như được giá, muối sẽ được đóng thành bao và chuyển xuống ghe bán cho thương lái. Vẻ đẹp trong lao động, những khoảnh khắc thu hoạch muối của diêm dân Long Điền được tái hiện qua đoạn clip ngắn với mong muốn đưa đến với người xem nét đẹp cũng như sự vất vả của nghề làm muối huyện Long Điền.

0 Votes


Video: Áo dài xuống phố của LÒ VĂN HỢP
ID: 607170
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua nhiều giai đoạn biến đổi, cách tân, song áo dài vẫn là trang phục đẹp đẽ và thanh tao nhất dành cho người phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hoá người Việt Nam hiện đại. Áo dài đã trở thành biểu tượng cao quý cho đất nước, không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại. Chiếc áo dài làm tô thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài đang hóa thân vào cuộc sống hôm nay, như niềm tự hào cho cái đẹp mỹ miều mà đằm thắm, cái đẹp vĩnh cửu của dân tộc Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch, tà áo dài truyền thống Việt Nam chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt, mang đến ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Nhà thơ Trần Manh Hảo từng viết: “Áo dài mang đến cho phụ nữ Việt Nam sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ... Người phụ nữ mặc áo dài đi mà như bay, đứng mà như liệng. Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai khi đôi chân đang thì hiện tại; và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ cùng tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hài hòa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thuý và lãng mạn biết chừng nào ? Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại tổ Tiên của mình là con chim Lạc bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước. Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam”. Dồng diễn áo dài với hàng trăm người tham gia,đủ sắc màu ,diễu hành qua các phố phường ,trong con mắt mọi người vừa quen vừa lạ, quen bởi trang phục thường thấy hằng ngày,nơi tiệc tùng,lễ hội,công sở.lạ là sao nó đẹp thế,lung linh sắc màu thướt tha tung bay, cuốn theo ngọn gió đầy tự hào riêng của một dân tộc

0 Votes


Video: Toa bao cấp " Bếp - Chạn - Mâm" tấm vé miễn phí về tuổi thơ của Nguyễn Hải Yến
ID: 602614
Lời giới thiệu: Trong thời kỳ bao cấp, bên cạnh những vật dụng mang dấu ấn của cuộc sống khó khăn, chiếc chạn bát là hình ảnh thân quen gắn liền với mỗi gia đình Việt Nam. Chiếc chạn không chỉ là nơi cất giữ bát đĩa, mà còn là một phần quan trọng của gian bếp, gợi nhắc về một thời kỳ gian khổ nhưng đầy ắp kỷ niệm. Chiếc chạn bát thời bao cấp thường được làm từ gỗ, tre hoặc nứa – những chất liệu vô cùng dễ kiếm và gắn liền với bà con. Tuy không bóng bẩy hay sang trọng, nhưng chúng rất chắc chắn, bền bỉ, gắn bó với gia đình qua nhiều năm tháng. Nét đơn sơ, mộc mạc của chiếc chạn phản ánh đúng tinh thần của thời kỳ đó – giản dị nhưng vẫn đầy ấm cúng. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà các mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng chúng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó, sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm đầy thương nhớ về chiếc chạn.

321 Votes


Video: Cao nguyên Tả Van Chư đẹp yên bình mùa hoa mận trắng của Vũ Minh Hiển
ID: 593215
Lời giới thiệu: Mùa xuân, huyện Bắc Hà trở thành "cao nguyên trắng" khi hoa mận bung nở trên các triền đồi, trong các bản làng của người Mông. Bắc Hà có hai loại mận nổi tiếng là mận tam hoa và mận Tả Van. Hoa mận tam hoa tập trung nhiều ở trung tâm huyện, nở từ tháng 1 đến cuối tháng 2. Hiện là lúc mận Tả Van ở các khu vực cao hơn bung nở, đẹp nhất là bản Tả Van Chư. Những ngày này, hoa mận không chỉ nở bung ở vạt đồi mà còn nở dọc các con đường mòn đi vào các bản tại huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai). Từ trung tâm huyện Bắc Hà đi thêm hơn chục km theo hướng Tây Bắc, bạn sẽ đến với xã vùng cao Tả Van Chư. Đây là một trong số ít địa phương của tỉnh trồng giống mận Tả Van. Đến với nơi đây bạn sẽ được hòa mình trong khung cảnh thanh bình và tuyệt đẹp khi cả vùng hoa mận trắng nở bung khoe sắc, đậm chất mùa xuân Tây Bắc. Tả Van Chư luôn thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp tinh khôi của hoa mận mà còn bởi phong cảnh đẹp, mang đậm nét văn hóa người Mông. Nhìn từ xa một màu trắng muốt nổi bật giữa núi rừng. Những ngôi nhà bằng đất nằm dưới tán vườn hoa mận trắng tinh, các em nhỏ chơi đùa dưới tán hoa trắng khiến cho khung cảnh càng trở lên tuyệt đẹp. Một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng cuốn hút. Khiến cho bất cứ ai đến đây cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp