Cuộc thi video – Happy Việt Nam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Video: Gia Lai Miền Sử Thi của Nguyễn Văn Hoàn
ID: 595200
Lời giới thiệu: Gia Lai, mảnh đất hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên, là nơi giao thoa hoàn hảo giữa giá trị văn hóa sử thi và nhịp sống hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào vẻ đẹp ngoạn mục của những dãy núi xanh thẳm, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và những dòng thác cuồn cuộn. Mỗi bước chân trên vùng đất này đều đưa bạn gần hơn đến với một nền văn hóa sử thi phong phú, nơi âm vang của những nhịp cồng chiêng vẫn dội lại trong không gian, làm sống dậy những câu chuyện truyền kỳ và niềm tự hào của các dân tộc địa phương. Gia Lai không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và mạo hiểm, mà còn là nơi để tìm hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống đã được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Từ các lễ hội tưng bừng, các nghi thức tâm linh đến những điệu múa và bài hát truyền thống, tất cả đều là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa độc đáo của vùng đất này. Hãy cùng chúng tôi bước vào hành trình khám phá Gia Lai - nơi giữ gìn linh hồn của đại ngàn Tây Nguyên, để không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ mà còn cảm nhận và trân trọng những di sản quý báu mà cha ông ta đã gìn giữ suốt bao đời.

18 Votes


Video: PHÚ QUÝ 2024 của Đinh Như Khoa
ID: 36302
Lời giới thiệu: 🏕️ Đoạn phim mình làm về chuyến đi đảo Phú Quý hồi tháng 3/2024, cũng là lần đầu tiên mình đến Phú Quý. Trong video tổng hợp các địa điểm ưa thích khi đến với Phú Quý (Vịnh Triều Dương, Mộ Thầy, Gành Hang, Ngư ông Cổ, Núi Cao Cát, Bờ kè, Cây không cô đơn, Hòn Tranh, khe Sung Sướng, Vũng Phật, điện gió...). Gần đây Phú Quý rất hot do có đường Cao tốc nên đi lại càng thuận lợi. Đảo Phú Quý vẫn còn hoang sơ, nước biển xanh trong và con người hiền hòa, dễ mến. Mình thật sự ấn tượng và bị chinh phục bởi vẻ đẹp và nước biển trong xanh ở đây. 🏕️Phú Quý là một đảo nhỏ nằm cách Phan Thiết, Bình Thuận khoảng 120 km về phía đông nam. Ngoài đảo chính, quanh đảo Phú Quý còn Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Diện tích đảo Phú Quý chỉ hơn 18km2 nhưng có nhiều cảnh đẹp để trải nghiệm. 🛥️Chuyến tàu hơn 3 tiếng từ cảng Phan Thiến đưa mình đến với Phú Quý với cảnh đón bình mình và hoàng hôn trên biển rất ấn tượng. Đi xe ô tô từ huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai theo đường Cao tốc đế thành phố Phan Thiết mất khoảng 2 tiếng và đi tàu từ Phan Thiết ra Phú Quý hơn 3 tiếng nữa. Tổng thời gian khoảng 6 tiếng (tính cả thời gian đi xe và tàu). Một chuyến tàu biển tháng 3 yên ả đưa mình đến với đảo Phú Quý xinh đẹp. Xin mời mọi người xem và trải nghiệm vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam!

1 Vote


Video: Tham gia dọn 50 tấn rác tại chân cầu Long Biên của Nguyễn Hoàng Dương- Vitamin Group gửi video dự thi Happy Việt Nam
ID: 609225
Lời giới thiệu: Ngày 27 tháng 10 vừa qua, Dương Gió Tai là một trong những KOLs thuộc Vitamin Network thử thách dọn 50 tấn rác tại chân cầu Long Biên cùng với hơn 500 bạn tình nguyện viên đến từ các trường đại học. Tham gia thử thách còn có sự góp mặt của những bạn trẻ nhỏ đi cùng bố mẹ, anh chị và kể cả những cô bác đã lớn tuổi; nhưng mọi người cùng chung 1 niềm tin và lòng nhiệt huyết “QUYẾT TÂM DỌN SẠCH 50 TẤN RÁC” thì không gì là không thể, Cơn bão Yagi đi qua, không chỉ mang tổn thất về mặt tài sản mà còn để lại những hậu quả rất tiêu cực về mặt môi trường, đặc biệt là khu chân cầu Long Biên. Bên cạnh đó, khu này còn gần chợ Long Biên- nơi diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh doanh của các Thương lái nên cũng không tránh khỏi việc rác bị thải ra bừa bãi. Nhưng Dương và thế hệ trẻ ngày này đã sống có trách nhiệm với xã hội hơn rất nhiều, các bạn trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của những hành động bảo vệ môi trường và bạn nào cũng rất nhiệt huyết, sẵn sàng lăn xả mình để đi xuống những con sông, vũng bùn để vớt rác. Sau hơn 7 tiếng cùng nhau làm việc hăng say, chân cầu Long Biên đã khoác lên mình một giao diện mới, tuổi trẻ chúng mình tin rằng khi đất nước ngày càng phát triển thì các bạn trẻ sẽ càng sẵn mình tham gia các hoạt động ý nghĩa và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

0 Votes


Video: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU - TP. THUẬN AN - BÀ BÌNH DƯƠNG của Huỳnh Mỹ Thuận
ID: 605537
Lời giới thiệu: LỄ HỘI CHÙA LÁI THIÊU BÀ BÌNH DƯƠNG Đến mỗi dịp Xuân về, vào ngày đầu năm tết Nguyên đáng, người dân khắp nơi đổ về chùa Bà Bình dương để thắp hương cầu lộc; nhiều nhất là người dân tộc Hoa sống ở thành phố Hồ Chí Minh hành hương về đây kéo dài đến ngày đêm Giao thừa khi thời khắc chuyển giao bước vào năm mới kéo dài đến ngày Tết nguyên tiêu là ngày chính diễn ra Lễ hội. ( 15 tháng Giêng Âm lịch ), dịp tết Nguyên Tiêu. Hàng ngàn lượt người về Lái Thiêu -Bình dương tham gia lễ hội rước kiệu Bà Chúa Xứ - Theo truyền thuyết người Hoa : Bà Thiên Hậu ( Bà gốc họ Lâm , huyện Bồ Điền , tỉnh Phúc Kiến , Trung Quốc ) do Hội người Hoa lập ra thờ vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Trong lễ hội, kiệu Bà được rước đi vòng quanh các đường phố, phường, Thị Xã ban lộc cho mọi nhà rồi trở về chùa. Thời gian diễn ra lễ hội vào khoảng 15 giờ, đi trước kiệu với các đoàn Lân Sư Rồng từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận về dự với hàng trăm con đủ sắc màu rực rở. Các em bé mặc trang phục cung đình trong như các Tiên Đồng Ngọc Nữ gánh hoa, tung hoa từ những xe hoa diễu hành.như những tràng pháo hoa suốt đoạn đường gần năm cây số . Nối tiếp theo là các đoàn hoá trang : Phước , Lộc, Thọ cùng thầy trò đường tăng Tam Tạng, đi cà kheo, Các ban nhạc Tây, nhạc Hoa…trong không khí náo nhiệt kéo dài suốt đoạn đường gần 5 km. Kiệu Bà đi đến đâu mọi người tranh nhau thắp hương đến đó để cầu xin Bà ban phước, lộc.Trước mỗi nhà điều đặt bàn thờ trang trong đầy hoa quả trong hương khói nhang đèn; các bao lì xì được phát ra khi các đoàn Lân , Sư, Rồng đi qua và vào mùa biểu diễn đem may mắn cho từng nhà.. Đây là lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Hoa đồng thời cũng là ngày hội cho người dân ở Bình Dương , thu hút mọi người từ khắp nơi đổ về cùng thưởng thức nét văn hoá dân gian và cùng nhau hái lộc đầu năm , cùng chúc cho nhau trong cuộc sống mưa thuận gió hoà nhà nhà hạnh phúc.

0 Votes


Video: Áo dài xuống phố của LÒ VĂN HỢP
ID: 607170
Lời giới thiệu: Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, qua nhiều giai đoạn biến đổi, cách tân, song áo dài vẫn là trang phục đẹp đẽ và thanh tao nhất dành cho người phụ nữ Việt Nam, có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hoá người Việt Nam hiện đại. Áo dài đã trở thành biểu tượng cao quý cho đất nước, không thể thiếu trong các sự kiện trọng đại. Chiếc áo dài làm tô thêm vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài đang hóa thân vào cuộc sống hôm nay, như niềm tự hào cho cái đẹp mỹ miều mà đằm thắm, cái đẹp vĩnh cửu của dân tộc Việt. Ngoài thiết kế trang nhã, thanh lịch, tà áo dài truyền thống Việt Nam chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt, mang đến ấn tượng đẹp với bạn bè quốc tế. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Nhà thơ Trần Manh Hảo từng viết: “Áo dài mang đến cho phụ nữ Việt Nam sự trẻ trung, duyên dáng, kéo dài sắc đẹp ra tới vô cùng, vừa kín đáo lại phô bày, vừa đoan trang vừa quyến rũ... Người phụ nữ mặc áo dài đi mà như bay, đứng mà như liệng. Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai khi đôi chân đang thì hiện tại; và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ cùng tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hài hòa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thuý và lãng mạn biết chừng nào ? Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại tổ Tiên của mình là con chim Lạc bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước. Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam”. Dồng diễn áo dài với hàng trăm người tham gia,đủ sắc màu ,diễu hành qua các phố phường ,trong con mắt mọi người vừa quen vừa lạ, quen bởi trang phục thường thấy hằng ngày,nơi tiệc tùng,lễ hội,công sở.lạ là sao nó đẹp thế,lung linh sắc màu thướt tha tung bay, cuốn theo ngọn gió đầy tự hào riêng của một dân tộc

0 Votes


Video: Chúng Tôi Yêu Thành Phố Hồ Chí Minh của Lê Hoàng Mến
ID: 607840
Lời giới thiệu: Video link: https://www.youtube.com/watch?v=qFLV8RH6LSk Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định vị thế trung tâm kinh tế lớn của cả nước Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Nhìn lại quá trình xây dựng và phát triển cho thấy, những năm qua, cơ cấu kinh tế của thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên. Không chỉ sở hữu nhiều công trình kiến trúc, điểm tham quan độc đáo và giàu giá trị văn hóa - lịch sử, TP.HCM còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các hoạt động giải trí và bầu không khí lễ hội nhộn nhịp quanh năm. Đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành một lễ hội đường phố, nét đặc trưng nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Đường hoa không chỉ là con đường được trang trí, sắp đặt bằng hoa. Đường hoa ở TP Hồ Chí Minh là một hành trình văn hóa. Từ cái nôi Đường hoa Nguyễn Huệ được triển khai lần đầu tiên vào dịp Tết năm 2004, mô hình đường hoa, hội hoa xuân, phố hoa, công viên hoa... dần được áp dụng, nhân rộng Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" nhằm tái hiện không gian giao thương thuở sơ khai, khi giao thông đường bộ chưa phát triển; Qua đó bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hoá - lịch sử, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… Lễ hội Sông nước lần thứ 2 diễn ra từ ngày 31/5 - 8/6 tại Cảng Sài Gòn, Cảng Hiệp Phước, các khu du lịch, điểm đến khác trên địa bàn TP.HCM. Đây là sự kiện mới gắn với đặc trưng đô thị sông nước của TP.HCM, Lễ hội Sông nước hướng đến quảng bá, giới thiệu loại hình du lịch đường thủy - là sản phẩm du lịch tiềm năng mà TP.HCM đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá và kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tương lai.

2 Votes


Trước 1 2 3 4 5 Tiếp