Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Tưng Bừng Hội Vật Làng Vĩnh Khê
ID: 23224
Tác giả: Trần Khắc Đạt
Lời giới thiệu: Hội Vật Làng Vĩnh Khê là Hội Vật có sức hút độc đáo có truyền thống gần 700 năm qua. Để bày tỏ lòng tôn kính và cũng là để tưởng nhớ tới cội nguồn, noi gương tấm gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng tài dưới thời vua Trần Nghệ Tông là Vũ Giao và Vũ Trung, người dân Vĩnh Khê đã lấy ngày 7/1 âm lịch hàng năm để mở hội làng. Hội làng Vĩnh Khê gắn liền với một hội thi đấu vật, thường chỉ diễn ra 1 ngày nhưng thu hút rất nhiều đô vật đến từ các lò vật nổi tiếng tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác đến so tài. Nét độc đáo riêng biệt trong lễ hội vật truyền thống của làng Vĩnh Khê chính là thể lệ thi đấu không tuân theo bất cứ một quy chuẩn sẵn có của đấu vật mà hoàn toàn là theo lệ làng quy định. Chính vì thế, các đô vật tham gia cuộc thi sẽ đấu với nhau mà không cần tính thời gian, lứa tuổi hay hạng cân. Thông thường, các đô vật tham gia hội thi sẽ phải thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp diễn ra trong 3 phút. Tuy nhiên nếu kết thúc cả 3 hiệp thi đấu mà vẫn không tìm được người thắng cuộc thì các đô vật sẽ bước vào hiệp phụ mà không tính thời gian. Đô vật được coi là chiến thắng tuyệt đối khi phải hạ đối thủ ở tư thế hai vai, một mông hoặc hai mông, một vai chạm thảm trong khoảng thời gian 3 giây. Chính điều này khiến cho nhiều đô vật chuyên nghiệp tham gia cũng phải chật vật mới giành chiến thắng trên sới vật của làng Vĩnh Khê.

0 Votes


Tác phẩm: Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm Xuân Quý Mão 2023
ID: 4312
Tác giả: Bùi Cương Quyết
Lời giới thiệu: Ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng Giêng), đông đảo người dân làng Thị Cấm (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có mặt tại đình làng để tham gia Hội kéo lửa, thổi cơm thi truyền thống. Làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội thi thổi cơm. Trước hội thi, các đội chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi.... Mỗi đội được Ban tổ chức phát 1kg thóc để nấu cơm. Các phần chính trong hội thi gồm: Giã gạo, kéo lửa, lấy nước và thổi cơm. Nhận nguyên liệu, những người trẻ khỏe phải nhanh tay giã gạo xong sớm nhất, trong khi đó, một nhóm khác phải đi lấy nước cách nơi diễn ra hội thi khoảng 800m. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ nên tất cả các phần thi đều diễn ra hết sức nhanh chóng. Kết thúc hội thi, các phần cơm được dâng lễ Thánh và chấm điểm. Ban tổ chức sẽ trao giải nhất cho đội nào có niêu cơm ngon nhất. Hội thi nấu cơm Thị Cấm nhằm tri ân tướng quân Phan Tây Nhạc, một vị tướng từ thời Hùng Vương có công giúp nước. Với những giá trị độc đáo, đặc sắc của lễ hội, ngày 9/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 827/QĐ-BVHTTDL công bố Lễ hội truyền thống - Hội thổi cơm thi Thị Cấm vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp