Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Rija Nâgar (Lễ tống ôn đầu năm) của đồng bào Chăm
ID: 3710
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Cứ vào đầu tháng 01 Chăm lịch đến hết thượng tuần trăng của tháng, khắp các làng Chăm rộn ràng chuẩn bị cho nghi thức Lễ tống ôn đầu năm. Năm 2023, Rija Nâgar tại các làng Chăm trong tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 22/4 Dương lịch. Lễ Rija Nâgar, theo cách gọi tắt của người Chăm là Jagar, Rija có nghĩa là lễ múa, Nâgar có nghĩa là vùng, miền, làng. Theo dân gian còn gọi là Lễ tống ôn đầu năm. Lễ Rija Nâgar là một hệ thống lễ nghi tín ngưỡng dân gian gắn liền với cộng đồng người Chăm từ lâu đời và đã trở thành một lễ hội dân gian trong đời sống tâm linh, tinh thần được nhiều làng Chăm lưu giữ cho đến ngày nay. Rija Nâgar là lễ chung của cả một cộng đồng người Chăm (bao gồm cả Chăm đạo Bàlamôn và Chăm đạo Bàni). Là một lễ nghi rất quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống tín ngưỡng của người Chăm để tống khứ đi những điều xui xẻo của năm cũ và cầu mong mọi sự tốt lành trong năm mới, chuẩn bị mở đầu cho việc đồng án, cầu mong một mùa bội thu. Do đó, hàng năm Theo truyền thống lễ Rija Nâgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ Năm ra ngày thứ Sáu).

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô
ID: 1613
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp