Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Tưng Bừng Hội Vật Làng Vĩnh Khê
ID: 23224
Tác giả: Trần Khắc Đạt
Lời giới thiệu: Hội Vật Làng Vĩnh Khê là Hội Vật có sức hút độc đáo có truyền thống gần 700 năm qua. Để bày tỏ lòng tôn kính và cũng là để tưởng nhớ tới cội nguồn, noi gương tấm gương trung liệt, hiếu nghĩa của hai vị tướng tài dưới thời vua Trần Nghệ Tông là Vũ Giao và Vũ Trung, người dân Vĩnh Khê đã lấy ngày 7/1 âm lịch hàng năm để mở hội làng. Hội làng Vĩnh Khê gắn liền với một hội thi đấu vật, thường chỉ diễn ra 1 ngày nhưng thu hút rất nhiều đô vật đến từ các lò vật nổi tiếng tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác đến so tài. Nét độc đáo riêng biệt trong lễ hội vật truyền thống của làng Vĩnh Khê chính là thể lệ thi đấu không tuân theo bất cứ một quy chuẩn sẵn có của đấu vật mà hoàn toàn là theo lệ làng quy định. Chính vì thế, các đô vật tham gia cuộc thi sẽ đấu với nhau mà không cần tính thời gian, lứa tuổi hay hạng cân. Thông thường, các đô vật tham gia hội thi sẽ phải thi đấu trong 3 hiệp, mỗi hiệp diễn ra trong 3 phút. Tuy nhiên nếu kết thúc cả 3 hiệp thi đấu mà vẫn không tìm được người thắng cuộc thì các đô vật sẽ bước vào hiệp phụ mà không tính thời gian. Đô vật được coi là chiến thắng tuyệt đối khi phải hạ đối thủ ở tư thế hai vai, một mông hoặc hai mông, một vai chạm thảm trong khoảng thời gian 3 giây. Chính điều này khiến cho nhiều đô vật chuyên nghiệp tham gia cũng phải chật vật mới giành chiến thắng trên sới vật của làng Vĩnh Khê.

0 Votes


Tác phẩm: Tranh thờ của người Dao đỏ
ID: 25740
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Ở các tỉnh miền núi phía bắc, các dân tộc khác nhau như người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán dìu, người Mông, người Dao đều sử dụng bộ tranh thờ, gọi chung là tranh thờ miền núi. Những bộ tranh thờ này gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh của những người dân tộc sống trong các bản làng. Trong hệ thống tranh thờ miền núi, tranh thờ của người Dao đỏ được đánh giá là có nhiều giá trị hơn cả. Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao đỏ luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng. Các công đoạn để làm được một bộ tranh thờ của người Dao cũng vô cùng phức tạp ngay từ khâu làm giấy đầu tiên người ta phải dùng da trâu, nấu kỹ trong nhiều giờ cùng với gạo nếp. Sau đó tạo ra một hỗn hợp hồ keo kết dính dùng để bồi giấy gió. Nghệ nhân vẽ tranh thờ ngoài việc khéo tay ra, họ còn phải là người hiểu rõ tập tục văn hoá, nghi lễ và những biểu tượng truyền thống của dân tộc đã có từ thời cha ông để lại. Chính vì vậy, nghệ nhân vẽ tranh cũng thường là những thầy cúng nổi danh trong vùng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp