Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Lễ Rija Nâgar (Lễ tống ôn đầu năm) của đồng bào Chăm
ID: 3710
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Cứ vào đầu tháng 01 Chăm lịch đến hết thượng tuần trăng của tháng, khắp các làng Chăm rộn ràng chuẩn bị cho nghi thức Lễ tống ôn đầu năm. Năm 2023, Rija Nâgar tại các làng Chăm trong tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 22/4 Dương lịch. Lễ Rija Nâgar, theo cách gọi tắt của người Chăm là Jagar, Rija có nghĩa là lễ múa, Nâgar có nghĩa là vùng, miền, làng. Theo dân gian còn gọi là Lễ tống ôn đầu năm. Lễ Rija Nâgar là một hệ thống lễ nghi tín ngưỡng dân gian gắn liền với cộng đồng người Chăm từ lâu đời và đã trở thành một lễ hội dân gian trong đời sống tâm linh, tinh thần được nhiều làng Chăm lưu giữ cho đến ngày nay. Rija Nâgar là lễ chung của cả một cộng đồng người Chăm (bao gồm cả Chăm đạo Bàlamôn và Chăm đạo Bàni). Là một lễ nghi rất quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống tín ngưỡng của người Chăm để tống khứ đi những điều xui xẻo của năm cũ và cầu mong mọi sự tốt lành trong năm mới, chuẩn bị mở đầu cho việc đồng án, cầu mong một mùa bội thu. Do đó, hàng năm Theo truyền thống lễ Rija Nâgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ Năm ra ngày thứ Sáu).

0 Votes


Tác phẩm: Tranh thờ của người Dao đỏ
ID: 25740
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Ở các tỉnh miền núi phía bắc, các dân tộc khác nhau như người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán dìu, người Mông, người Dao đều sử dụng bộ tranh thờ, gọi chung là tranh thờ miền núi. Những bộ tranh thờ này gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh của những người dân tộc sống trong các bản làng. Trong hệ thống tranh thờ miền núi, tranh thờ của người Dao đỏ được đánh giá là có nhiều giá trị hơn cả. Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao đỏ luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng. Các công đoạn để làm được một bộ tranh thờ của người Dao cũng vô cùng phức tạp ngay từ khâu làm giấy đầu tiên người ta phải dùng da trâu, nấu kỹ trong nhiều giờ cùng với gạo nếp. Sau đó tạo ra một hỗn hợp hồ keo kết dính dùng để bồi giấy gió. Nghệ nhân vẽ tranh thờ ngoài việc khéo tay ra, họ còn phải là người hiểu rõ tập tục văn hoá, nghi lễ và những biểu tượng truyền thống của dân tộc đã có từ thời cha ông để lại. Chính vì vậy, nghệ nhân vẽ tranh cũng thường là những thầy cúng nổi danh trong vùng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp