Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Mừng Sinh nhật Bác Hồ
ID: 9879
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Lời giới thiệu: Với người dân Việt, 30/4 – 1/5 , 2/9, 19/5 là những ngày đã đi vào lịch sử dân tộc. Trong đó, ngày sinh nhật Bác 19/5 được con cháu tưởng nhớ; vì đó là ngày sinh ra một con người vĩ đại của đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng của dân tộc; người cha thân thương, tôn kính của toàn dân. Ý nghĩa ngày sinh nhật Bác 19/5 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Sự ra đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi đầu cho một sự thay đổi lớn của dân tộc Việt. Ra đi tìm đường cứu nước từ năm 21 tuổi; chịu bao nhiêu cay đắng để tìm thấy con đường cứu nước; giải phóng dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ bao lâu. Đây là dịp để con cháu Việt Nam tưởng nhớ công ơn Bác; thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Dù ở bất kỳ thế hệ nào, người Việt vẫn luôn nhớ tới những công lao; sự hy sinh to lớn của Bác để mang lại tự do; hạnh phúc cho mọi người. Tinh thần uống nước nhớ nguồn; ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được lưu truyền từ xưa tới nay. Những bức tranh, tượng Bác Hồ lưu giữ hình ảnh vị cha già dân tộc được nhiều người lựa chọn; để thể hiện ý nghĩa ngày sinh nhật Bác ngày 19/5. Ngày sinh nhật Bác Hồ năm nay sẽ là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm; lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu. Hãy cùng cố gắng tiếp tục tiến bước trên con đường dựng xây đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn.

0 Votes


Tác phẩm: Tranh thờ của người Dao đỏ
ID: 25740
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Ở các tỉnh miền núi phía bắc, các dân tộc khác nhau như người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán dìu, người Mông, người Dao đều sử dụng bộ tranh thờ, gọi chung là tranh thờ miền núi. Những bộ tranh thờ này gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh của những người dân tộc sống trong các bản làng. Trong hệ thống tranh thờ miền núi, tranh thờ của người Dao đỏ được đánh giá là có nhiều giá trị hơn cả. Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao đỏ luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng. Các công đoạn để làm được một bộ tranh thờ của người Dao cũng vô cùng phức tạp ngay từ khâu làm giấy đầu tiên người ta phải dùng da trâu, nấu kỹ trong nhiều giờ cùng với gạo nếp. Sau đó tạo ra một hỗn hợp hồ keo kết dính dùng để bồi giấy gió. Nghệ nhân vẽ tranh thờ ngoài việc khéo tay ra, họ còn phải là người hiểu rõ tập tục văn hoá, nghi lễ và những biểu tượng truyền thống của dân tộc đã có từ thời cha ông để lại. Chính vì vậy, nghệ nhân vẽ tranh cũng thường là những thầy cúng nổi danh trong vùng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp