Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nghệ nhân tranh Hàng Trống- Lê Đình Nghiên
ID: 29223
Tác giả: Trần Thanh Giang
Lời giới thiệu: Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. Tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI, là kết quả giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, được các nhà nghiên cứu đánh giá không chỉ mang đậm tính thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mà còn mang đậm yếu tố văn hóa, thời đại mà nó sinh ra. Thời kỳ được cho là hoàng kim của dòng tranh này đó là vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Khi đó, tranh Hàng Trống được bán ở khắp các khu vực Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Trống. “Các con phố thủa đó quanh năm nhộn nhịp với tranh, người khắp nơi đổ về mua tranh để thờ phụng và chơi Tết. Mỗi dịp cuối năm, các chiếu tranh Hàng Trống bày bán la liệt ở hè phố tạo ra một nét riêng cho cái Tết của Hà Nội”, nghệ nhân Lê Đình Nghiên nhớ lại những ký ức tuổi thơ gắn liền với thời kỳ phồn thịnh của tranh dân gian Hàng Trống. Hiện nay, ông là người nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh này và cũng là người duy nhất còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ Rija Nâgar (Lễ tống ôn đầu năm) của đồng bào Chăm
ID: 3710
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Cứ vào đầu tháng 01 Chăm lịch đến hết thượng tuần trăng của tháng, khắp các làng Chăm rộn ràng chuẩn bị cho nghi thức Lễ tống ôn đầu năm. Năm 2023, Rija Nâgar tại các làng Chăm trong tỉnh Bình Thuận sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 22/4 Dương lịch. Lễ Rija Nâgar, theo cách gọi tắt của người Chăm là Jagar, Rija có nghĩa là lễ múa, Nâgar có nghĩa là vùng, miền, làng. Theo dân gian còn gọi là Lễ tống ôn đầu năm. Lễ Rija Nâgar là một hệ thống lễ nghi tín ngưỡng dân gian gắn liền với cộng đồng người Chăm từ lâu đời và đã trở thành một lễ hội dân gian trong đời sống tâm linh, tinh thần được nhiều làng Chăm lưu giữ cho đến ngày nay. Rija Nâgar là lễ chung của cả một cộng đồng người Chăm (bao gồm cả Chăm đạo Bàlamôn và Chăm đạo Bàni). Là một lễ nghi rất quan trọng, liên quan mật thiết đến đời sống tín ngưỡng của người Chăm để tống khứ đi những điều xui xẻo của năm cũ và cầu mong mọi sự tốt lành trong năm mới, chuẩn bị mở đầu cho việc đồng án, cầu mong một mùa bội thu. Do đó, hàng năm Theo truyền thống lễ Rija Nâgar được tổ chức trong hai ngày “một ngày vào và một ngày ra” (vào ngày thứ Năm ra ngày thứ Sáu).

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp