Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Tranh thờ của người Dao đỏ
ID: 25740
Tác giả: Dương Quốc Toản
Lời giới thiệu: Ở các tỉnh miền núi phía bắc, các dân tộc khác nhau như người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán dìu, người Mông, người Dao đều sử dụng bộ tranh thờ, gọi chung là tranh thờ miền núi. Những bộ tranh thờ này gắn liền với đời sống văn hoá và tâm linh của những người dân tộc sống trong các bản làng. Trong hệ thống tranh thờ miền núi, tranh thờ của người Dao đỏ được đánh giá là có nhiều giá trị hơn cả. Khác với nhiều tộc người ở vùng miền núi phía Bắc, trong nghi lễ thờ cúng của mình, người Dao đỏ luôn sử dụng rất nhiều tranh cúng và trong mỗi nghi lễ như thờ cúng trong ngày tết, lễ Cấp sắc, tết Nhảy lại có những loại tranh riêng. Các công đoạn để làm được một bộ tranh thờ của người Dao cũng vô cùng phức tạp ngay từ khâu làm giấy đầu tiên người ta phải dùng da trâu, nấu kỹ trong nhiều giờ cùng với gạo nếp. Sau đó tạo ra một hỗn hợp hồ keo kết dính dùng để bồi giấy gió. Nghệ nhân vẽ tranh thờ ngoài việc khéo tay ra, họ còn phải là người hiểu rõ tập tục văn hoá, nghi lễ và những biểu tượng truyền thống của dân tộc đã có từ thời cha ông để lại. Chính vì vậy, nghệ nhân vẽ tranh cũng thường là những thầy cúng nổi danh trong vùng.

0 Votes


Tác phẩm: Nghinh rước thánh mẫu trên sông Hương lên điện Hòn Chén
ID: 5387
Tác giả: Nguyễn Trung Thành
Lời giới thiệu: Đặc sắc lễ hội Điện Hòn Chén ở xứ Huế. Lễ hội Điện Hòn Chén tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế có thể thu hút hàng nghìn người dân và khách du lịch đến Huế hàng năm. Lễ hội Điện Hòn Chén, hay còn được biết đến với tên gọi lễ hội Điện Huệ Nam, Lễ Vía Mẹ, hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động lễ hội này được xem như là một Festival của văn hóa dân gian vùng Huế trên sông Hương, thường được tổ chức hai lần một năm, vào dịp tháng 3 và tháng 7, tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Nét đặc sắc nhất của Lễ hội là hoạt động rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương. Đoàn thuyền rước có đến vài chục chiếc thuyền Rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt… xuất phát từ Nghinh Lương Đình, xuôi theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam, thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham gia, chiêm ngưỡng. Đoàn rước với quy mô đến hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo, phô diễn đa dạng trang phục cổ xưa đầy sắc màu kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ngoài hoạt động cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy, còn nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút như Lễ Chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; Lễ Cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ lên làng Hải Cát; Lễ Chánh tế tại Đình làng Hải Cát; Lễ Cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ hồi loan nhập Điện Huệ Nam; Lễ Hoàn tạ và bế mạc lễ hội tại Điện Huệ Nam… Sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình trong lễ Điện Hòn Chén mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa lý thú trong suốt hành trình khám phá Huế.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp