Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nghinh rước thánh mẫu trên sông Hương lên điện Hòn Chén
ID: 5387
Tác giả: Nguyễn Trung Thành
Lời giới thiệu: Đặc sắc lễ hội Điện Hòn Chén ở xứ Huế. Lễ hội Điện Hòn Chén tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế có thể thu hút hàng nghìn người dân và khách du lịch đến Huế hàng năm. Lễ hội Điện Hòn Chén, hay còn được biết đến với tên gọi lễ hội Điện Huệ Nam, Lễ Vía Mẹ, hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, là lễ hội dân gian truyền thống gắn với di tích Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát, thuộc xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động lễ hội này được xem như là một Festival của văn hóa dân gian vùng Huế trên sông Hương, thường được tổ chức hai lần một năm, vào dịp tháng 3 và tháng 7, tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Nét đặc sắc nhất của Lễ hội là hoạt động rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương. Đoàn thuyền rước có đến vài chục chiếc thuyền Rồng, bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt… xuất phát từ Nghinh Lương Đình, xuôi theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam, thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham gia, chiêm ngưỡng. Đoàn rước với quy mô đến hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo, phô diễn đa dạng trang phục cổ xưa đầy sắc màu kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ngoài hoạt động cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy, còn nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút như Lễ Chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an; Lễ Cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ lên làng Hải Cát; Lễ Chánh tế tại Đình làng Hải Cát; Lễ Cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ Phủ hồi loan nhập Điện Huệ Nam; Lễ Hoàn tạ và bế mạc lễ hội tại Điện Huệ Nam… Sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cung đình trong lễ Điện Hòn Chén mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa lý thú trong suốt hành trình khám phá Huế.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô
ID: 1613
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp