Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Đón bình minh ở cầu Ngói Thanh Toàn
ID: 5375
Tác giả: Nguyễn Trung Thành
Lời giới thiệu: CẦU NGÓI THANH TOÀN - DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP QUỐC GIA Cách thành phố Huế chừng 8km theo đường bộ về phía Đông, qua những con đường làng quanh co trên những cánh đồng quê bát ngát, hương lúa thơm ngào ngạt là đến Cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Cầu ngói là chiếc cầu bằng gỗ, có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để tựa lưng. Trên cầu có mái che, lớp ngói ống tráng men chia làm 7 gian trong đó gian giữa được thiết kế rộng nhất và ở đó cũng là nơi đặt bàn thờ để thờ Bà Trần Thị Đạo. Các bộ phận kiến trúc trong cầu được trang trí gồm hai loại tiết diện là tròn và vuông. Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá. Cầu được xây dựng theo lối “Thượng gia, hạ kiều” năm 1776 do bà Trần Thị Đạo, một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của phu nhân một vị quan lớn dưới triều vua Lê Hiển Tông, đã bỏ tiền cá nhân xây dựng, bà được vua Lê Hiển Tông ban sắc khen ngợi và ban sắc phong trần cho bà là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù” vào năm 1925. Cầu ngói Thanh Toàn gắn với không gian tổng thể làng Thanh Thủy Chánh, có đầy đủ vẻ đẹp của một ngôi làng điển hình ở Việt Nam, được bao bọc xung quanh bằng ruộng đồng xanh ngắt, làng có đầy đủ đình, chùa, miếu vũ, nhà thờ họ, chợ, đường làng, lối xóm, nhà vườn, cầu cống, cây cổ thụ và những lũy tre xanh soi mình dưới mặt nước. Cạnh cầu ngói là nhà trưng bày nông cụ, tái hiện mọi hoạt động sản xuất nông ngư nghiệp. Có khu vực trưng bày và giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ và các đặc sản địa phương tại nhà trưng bày như: chằm, đan lát, bánh tét... Qua các kỳ tổ chức Lễ hội Chợ quê phục vụ tại mỗi kỳ festival Huế thành công đã tạo điều kiện để nhiều người biết đến điểm di tích này, chợ quê ngày hội Cầu ngói Thanh toàn đã tạo dựng được thương hiệu riêng, không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn cả du khách quốc tế với nhiều chương trình lễ hội mang đậm nét văn hóa làng quê Việt Nam như “Lễ thu tế”, “Lễ kị Bà Cầu”. Các trò chơi dân gian tái hiện đời sống văn hóa tinh thần và hoạt động sản xuất của ông cha được dân làng tổ chức thường xuyên như: đua ghe, bài chòi, bịt mắt đập om, hò giã gạo, đêm thơ Ai về cầu ngói, các hoạt động trình diễn nông ngư cụ như xe đạp nước, gàu, chẹp, lưới.. Đến cầu ngói Thanh Toàn, bạn sẽ rất thích thú với các món ăn ngon đậm chất làng quê dựa trên nguồn thực phẩm sạch và dồi dào như gà, vịt, các loại cá đồng, tôm đất, rau...Qua bàn tay chế biến khéo léo, các du khách sẽ được trải nghiệm những món ăn ngon như thịt lợn với tôm chua, gà kiến kho tiêu, vịt xáo măng, bông bí xào..rất .hấp dẫn Đến Huế, khám phá những nét đẹp cố đô đừng quên ghé cầu ngói thanh toàn cổ kính, khám phá nét đẹp xưa cũ mang đậm chất thôn quê, chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ, hữu tình và lắng nghe âm thanh rôm rả của chợ quê nhộn nhịp mang ta trở về với những gì bình yên nhất sau bao bộn bề của cuộc sống. Cầu Ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và và được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là điểm du lịch của tỉnh vào tháng 01 năm 2019./.

0 Votes


Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào
ID: 4387
Tác giả: Đậu Đình Hà
Lời giới thiệu: Độc đáo Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào ra đời và tồn tại khoảng ba trăm năm về truớc. Xuất phát từ lao động sản xuất mà hình thành nên lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, với tinh thần khuyến nông, khuyến ngư, đồng thời giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng cư dân làng xã. Nơi diễn ra lễ hội nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh có chiều dài hơn 1km với diện tích khoảng 30 ha, đây là đầm vực có nhiều tôm cá nước ngọt sinh sống. Lễ hội thường tổ chức từ 7 giờ đến 10 giờ vào ngày nghỉ tuần đầu tháng 5 âm lịch, khi công việc mùa màng đã cơ bản thu hoạch xong nhằm để bà con nhân dân và con em xa quê, đặc biệt là du khách được tham gia đông đủ. Theo quan niệm, tại lễ hội nếu người bắt được con cá to hoặc bắt được nhiều cá sẽ gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm sung túc trong suốt năm ấy. Ảnh 1: Bà con đã đến tham gia Lễ hội từ rất sớm Ảnh 2: Tất cả đã sẵn sàng Ảnh 3: Vừa dứt tiếng trống khai hội, mọi người cầm nơm, vó, vợt, rớ… chạy ào xuống vực trong tiếng hò reo vang dội cả cánh đồng Ảnh 4: Từ già đến trẻ thi nhau dùng nơm để bắt cá. Ảnh 5: Phần đông phụ nữ bắt cá bằng vó. Ảnh 6: Thành quả của “Nơm thủ”

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp