Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Độc đáo Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào
ID: 4390
Tác giả: Đậu Đình Hà
Lời giới thiệu: Độc đáo Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào Lễ hội đánh bắt cá Vực Rào ra đời và tồn tại khoảng ba trăm năm về truớc. Xuất phát từ lao động sản xuất mà hình thành nên lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân gian của người dân xã Xuân Viên huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Lễ hội này được tổ chức hàng năm, với tinh thần khuyến nông, khuyến ngư, đồng thời giúp thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng cư dân làng xã. Nơi diễn ra lễ hội nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh có chiều dài hơn 1km với diện tích khoảng 30 ha, đây là đầm vực có nhiều tôm cá nước ngọt sinh sống. Lễ hội thường tổ chức từ 7 giờ đến 10 giờ vào ngày nghỉ tuần đầu tháng 5 âm lịch, khi công việc mùa màng đã cơ bản thu hoạch xong nhằm để bà con nhân dân và con em xa quê, đặc biệt là du khách được tham gia đông đủ. Theo quan niệm, tại lễ hội nếu người bắt được con cá to hoặc bắt được nhiều cá sẽ gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu, gia đình no ấm sung túc trong suốt năm ấy. Ảnh 1: Bà con đã đến tham gia Lễ hội từ rất sớm Ảnh 2: Tất cả đã sẵn sàng Ảnh 3: Vừa dứt tiếng trống khai hội, mọi người cầm nơm, vó, vợt, rớ… chạy ào xuống vực trong tiếng hò reo vang dội cả cánh đồng Ảnh 4: Từ già đến trẻ thi nhau dùng nơm để bắt cá. Ảnh 5: Phần đông phụ nữ bắt cá bằng vó. Ảnh 6: Thành quả của “Nơm thủ”

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô
ID: 1613
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp