Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Cho Tằm ăn
ID: 24720
Tác giả: Nguyễn Nhất Tư
Lời giới thiệu: Ở miền trung, Quảng Nam là địa phương được nhiều người biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng. Theo những người cao tuổi ở địa phương, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa xứ Quảng có từ lâu đời và phát triển mạnh sau ngày quê hương giải phóng. Nghề này - lúc hưng thịnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn hộ dân; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, mỗi khi về Điện Bàn, Duy Xuyên, rồi dừng chân trên cầu Câu Lâu hay ngược lên Đại Lộc... du khách bị cuốn hút bởi những biền dâu xanh bạt ngàn trải dọc sông Thu Bồn, Vu Gia...; được đắm mình trong tiếng thoi đưa vọng ra từ các làng dệt nổi tiếng: Mã Châu, Thi Lai, Đông Yên... Trong một thời gian dài, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở Quảng Nam đã góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống cho hàng nghìn hộ dân ở địa phương. Nhưng sau đó, do đầu ra của tơ sợi trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất kén thấp so với thu nhập từ nhiều cây trồng trên cùng chân đất. Nhất là khi thực hiện giao đất nông nghiệp cho các gia đình, cá nhân theo kiểu “có đất tốt, đất xấu; có đất ở xa, ở gần”, vì thế đã làm phá vỡ liên khoảnh, liên vùng… Từ đó, diện tích dâu bị thu hẹp và nghề nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa mai một dần.

0 Votes


Tác phẩm: Lễ cúng tầng khô
ID: 1613
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Lời giới thiệu: Lễ cúng tầng khô của đồng bào Chăm Bà Ni là lễ cúng người thân của gia đình chết được một khoảng thời gian nhất định. Khi chết, vì lý do nào đó như bệnh truyền nhiễm, thời gian bị Covid, các vị chức sắc đang trong thời gian tháng chay niệm trong thánh đường, hoặc vì lúc đó gia cảnh khó khăn, tử trận chiến tranh … thì các vị tu sĩ đồng ý cho “chôn tạm”, sau một thời gian rồi làm đám tang chính thức đúng nghi thức cúng lễ. Khi làm lễ cúng tầng khô, bà con giết trâu cúng, làm nhà hành lễ ở nhà, các vị tu sĩ ra mộ làm lễ cúng và về nhà làm lễ đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Khi ra mộ cúng, các vị tu sĩ (Po Acar) ngồi xung quanh mộ người mất đọc kinh cầu nguyện, người thân ngồi xung quanh lạy. Đồ cúng ngoài thức ăn, ta thấy rất nhiều đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của người sống như : võng, quạt, va li, tủ lạnh, chiếu, chăn, quần áo, xe đạp, xe máy, giỏ xách, gối v.v… Tuy nhiên, sau khi hơ nóng lễ vật (theo tâm linh là để cho người mất thụ hưởng) xong rồi bà con đem về xài lại. Ngoài ra, lễ cúng tầng khô có trường hợp được xem như một lễ tạ ơn, vì khi trước người thân người chết, gia đình nghèo túng không cúng lớn, đến nay họ làm ăn khấm khá, thành đạt thì gia đình làm lễ cúng tầng khô lớn, giết nhiều trâu đãi dân làng. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm Bà ni.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp