Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam!

Sắp xếp theo

Tác phẩm: Cho Tằm ăn
ID: 24720
Tác giả: Nguyễn Nhất Tư
Lời giới thiệu: Ở miền trung, Quảng Nam là địa phương được nhiều người biết đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng. Theo những người cao tuổi ở địa phương, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa xứ Quảng có từ lâu đời và phát triển mạnh sau ngày quê hương giải phóng. Nghề này - lúc hưng thịnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn hộ dân; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, mỗi khi về Điện Bàn, Duy Xuyên, rồi dừng chân trên cầu Câu Lâu hay ngược lên Đại Lộc... du khách bị cuốn hút bởi những biền dâu xanh bạt ngàn trải dọc sông Thu Bồn, Vu Gia...; được đắm mình trong tiếng thoi đưa vọng ra từ các làng dệt nổi tiếng: Mã Châu, Thi Lai, Đông Yên... Trong một thời gian dài, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa ở Quảng Nam đã góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống cho hàng nghìn hộ dân ở địa phương. Nhưng sau đó, do đầu ra của tơ sợi trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ sản xuất kén thấp so với thu nhập từ nhiều cây trồng trên cùng chân đất. Nhất là khi thực hiện giao đất nông nghiệp cho các gia đình, cá nhân theo kiểu “có đất tốt, đất xấu; có đất ở xa, ở gần”, vì thế đã làm phá vỡ liên khoảnh, liên vùng… Từ đó, diện tích dâu bị thu hẹp và nghề nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa mai một dần.

0 Votes


Tác phẩm: Nghệ nhân tranh Hàng Trống- Lê Đình Nghiên
ID: 29223
Tác giả: Trần Thanh Giang
Lời giới thiệu: Tranh dân gian Hàng Trống là một trong những dòng tranh độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. Tranh dân gian Hàng Trống ra đời tại Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ XVI, là kết quả giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo và Nho giáo, được các nhà nghiên cứu đánh giá không chỉ mang đậm tính thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mà còn mang đậm yếu tố văn hóa, thời đại mà nó sinh ra. Thời kỳ được cho là hoàng kim của dòng tranh này đó là vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Khi đó, tranh Hàng Trống được bán ở khắp các khu vực Hàng Bồ, Hàng Nón, Hàng Trống. “Các con phố thủa đó quanh năm nhộn nhịp với tranh, người khắp nơi đổ về mua tranh để thờ phụng và chơi Tết. Mỗi dịp cuối năm, các chiếu tranh Hàng Trống bày bán la liệt ở hè phố tạo ra một nét riêng cho cái Tết của Hà Nội”, nghệ nhân Lê Đình Nghiên nhớ lại những ký ức tuổi thơ gắn liền với thời kỳ phồn thịnh của tranh dân gian Hàng Trống. Hiện nay, ông là người nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh này và cũng là người duy nhất còn giữ được bí quyết nghề vẽ tranh dân gian Hàng Trống.

0 Votes


Tác phẩm: Phơi bánh
ID: 1645
Tác giả: Vũ Văn Tuấn
Lời giới thiệu: Ngày trưa hè đầy gió, trên chiếc võng kẽo kẹt, cha ru con nghe về một dân tộc Việt Nam hào hùng, về những người anh hùng “từ trong máu lửa lại vùng đứng lên". Cha ru con nghe về cánh đồng bát ngát mênh mông, về con cò trắng bay lượn và chiếc áo nâu nhuộm bùn. Để rồi khi con lớn lên, con có thể tự tin mà nói rằng đó là đất nước Việt Nam của con. Một đất nước anh hùng với hàng nghìn năm lịch sử, một “bản tình ca đẹp” về nền văn minh lúa nước lâu đời. Nơi đây nuôi dưỡng con bằng những hạt gạo trắng ngần, bằng những món ăn truyền thống được nhắc lại mãi trong câu chuyện kể của những người con xa xứ. Để rồi khi con lớn lên, con có thể tự hào kể cho những người bạn ngoại quốc về làng bánh truyền thống của con - làng Mòi, về mảnh đất “đầy nắng đầy gió” này. Con sẽ kể cho họ nghe về những chiếc bánh làm từ hạt gạo, về những người nghệ nhân dậy sớm, thức khuya, phơi nắng phơi sương cùng nghề. Và con sẽ tự hào cầm máy ảnh lên để ghi lại khoảnh khắc mà con thấy đẹp nhất. Đó là hình ảnh những người bà, những người mẹ tảo tần bên chồng bánh truyền thống quê hương. Đó chính là Việt Nam, là làng Mòi, là quê hương, và là nơi con đi xa để nhớ về….

392 Votes


Tác phẩm: PHÚT THƯ GIẢN CỦA ĐÔI BẠN GIÀ
ID: 5741
Tác giả: NGUYỄN NGỌC HẢI
Lời giới thiệu: . Đồng bào Mông đã di cư vào Đắk Nông và chọn xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong làm quê hương thứ 2 của mình. Được sự tâm của chính quyền địa phương, bà con đồng bào Mông đã duy trì chợ phiên vào chủ nhật hàng tuần, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc thiểu số trên cao nguyên M’Nông. . Không hẹn mà gặp, sau một tuần lao động vất vả, ngày cuối tuần, đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn xã Đắk R’măng (Đắk Glong) lại rộn ràng đến với chợ phiên. Nổi bật nhất là các bà, các chị, các em, ai cũng chọn cho mình bộ váy đẹp nhất, xúng xính xuống chợ, góp thêm những gam màu cho bức tranh chợ phiên sinh động, vui tươi. Phiên chợ bày bán các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực. Chợ bắt đầu từ lúc trời sáng đến chiều nhưng cao điểm nhất là từ 10h trở về chiều. Mọi người sẽ tập trung tham quan, mua sắm và ăn uống. . Ở chợ phiên, rất nhiều món hàng được bán nhưng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Mông. Đa dạng về kiểu dáng, phong phú về sắc màu và nhiều phụ kiện đi kèm. . Chợ phiên Đắk R’măng không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông mà còn là điểm hấp dẫn của du khách khi đến với Đắk Nông.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 Tiếp