Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Long An quê hương tôi
ID: 591740
Tác giả: Nguyễn Hải Ngân
Lời giới thiệu: "Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết , Vàm cỏ Đông ơi Vàm cỏ Đông...!" Lời bài hát sâu lắng, tha thiết như gieo vào lòng những người con trên mảnh đất Long An. "Long An trung dũng kiên cường, Đánh giặc cũng giỏi, hát cải lương cũng tài!" Từ ngàn xưa ta đã biết truyền thống đánh giặc giữ nước của người dân Long An hiền lành, chất phác nhưng luôn vững chắc tay súng để đứng lên đấu tranh giành độc lập quê hương Việt Nam ta. Tuy ngày nay sống trong hòa bình, nhưng mảnh đất quê mẹ ấy đã nuôi tôi khôn lớn và dạy dỗ chúng tôi trở thành công dân có ích cho đời, cho sự nghiệp giáo dục. Mặc dù tôi và gia đình tôi lập nghiệp ở phương xa nhưng vẫn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi đã nuôi dưỡng nguồn sống cho mấy anh chị em chúng tôi. Quê hương đất nước Việt Nam không thiếu những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nhưng trong mắt những người con trên mảnh đất Long An thì quê hương nơi tôi sinh ra mới là xứ sở đẹp nhất, tuyệt vời nhất và quê hương ấy ngày càng đẹp mãi với thời gian. Cũng nhờ con sông Vàm cỏ Đông ấy, đồng lúa chín vàng bông ấy, những hàng dừa lung linh soi bóng ấy.... đã giúp gia đình chúng tôi tìm về bên nhau, biết chia sẻ, quan tâm, đoàn kết lẫn nhau trong tình yêu thương vô bờ bến của tình cha và nghĩa mẹ. Một bức tranh gia đình sum họp tại quê hương Long An vô cùng ý nghĩa đối với gia đình tôi nói riêng và với những người con trên mảnh đất Long An nói chung. Thật tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất trù phú của đất nước Việt Nam. Tự hào về đất nước tôi - tự hào về Long An quê hương tôi!!!

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp