Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bình Minh Đồi Chè Long Cốc
ID: 607049
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Đồi chè Long Cốc hay ốc đảo chè Long Cốc là một điểm du lịch xanh ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cách Hà Nội khoảng 125 km, Long Cốc là tập hợp của hàng trăm quả đồi có hình bát úp nằm nối tiếp nhau. Diện tích đồi chè ở đây lên đến hơn 700 ha và được trồng từ năm 1999 đến 2001 do chính những bàn tay khéo léo của những công nhân và người dân bản địa nơi đây tạo nên,đến đây các bạn sẽ có nhiều góc nhìn đẹp về đồi chè long cốc vào những buổi sáng lúc ẩn lúc hiện trong sương. Long Cốc là điểm tham quan, du lịch mới của tỉnh Phú Thọ, nơi đây thu hút du khách bằng quang cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. ​Đến với Long Cốc, ngoài việc hòa mình cùng cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, du khách còn được “check-in”, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp về đồi chè và thưởng thức những chén trà thơm ngon giữa đỉnh đồi thơ mộng. Nơi đây được mệnh danh là “chốn bồng lai tiên cảnh của vùng đất trung du”. Đến đây, du khách như lạc vào không gian thuần khiết của hàng trăm ha chè nằm hòa quyện với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. Những con đường đất uốn lượn, quanh co bên sườn đồi và khung cảnh tuyệt đẹp của các đồi chè sẽ đưa du khách đi từ những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Với thắng cảnh trời ban và khí hậu ôn hoà, Long Cốc là điểm đến mà bạn có thể ghé thăm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm. Lúc này, chè lên xanh mát phủ kín cả ngọn đồi, tạo thành những tấm thảm xanh đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi là thời gian “ngủ đông” của cây chè, đồi chè trở nên đa dạng với những đường nét và hình khối khác lạ, kích thích trí tưởng tượng của mỗi du khách.Để săn được khoảnh khắc đẹp, nhiếp ảnh gia đã phải đến đồi chè vào khoảng 4 giờ sáng.

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp