Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Áo dài và nón lá
ID: 589107
Tác giả: Trường TH-THCS xã Đạ Tồn
Lời giới thiệu: Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá và tà áo dài đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về. Không giống các trang phục truyền thống của các quốc gia láng giềng như kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Sari Ấn Độ,... đòi hỏi sự cầu kỳ khi mặc, chiếc áo dài Việt Nam vừa đơn giản, gọn gàng, tiện dụng mà vẫn toát lên thần thái thanh lịch. Chính vì lý do đó mà tà áo dài Việt đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa người Việt, không chỉ được diện vào các dịp truyền thống như Lễ Tết, cưới xin mà còn được ưa chuộng trong cuộc sống thường ngày. Ngoài chức năng che nắng che mưa, chiếc nón lá còn làm hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, kín đáo, thanh thoát nhưng muôn phần quyến rũ. Cũng như chiếc áo dài, nón lá có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, vào khoảng 2500-3000 năm về trước, gắn liền với hình ảnh của người dân nước Việt. Người ta đội nón đi chợ, đi trẩy hội. Ngoài đồng, trong ngõ thấp thoáng những chiếc nón quai thao. Chiếc nón thay quạt làm mát vào những ngày hè oi bức. Chiếc nón như một kỷ vật gửi trao tình cảm của người mẹ ngày tiễn con gái đi lấy chồng. Chiếc nón đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, trở thành hình tượng tiêu biểu làm thi vị hóa hình ảnh người phụ nữ Việt: “Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Những giai điệu ấy đã khảm sâu vào lòng mỗi người con đất Việt ngay từ những ngày còn ẵm ngửa trong nôi, trở thành một thứ biểu tượng linh thiêng đại diện cho hồn Việt, hồn dân tộc.

0 Votes


Tác phẩm: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Quần Chẹt,Tân Sơn,Phú Thọ
ID: 601684
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Thân áo là hai khổ vải rộng 30cm, dài khoảng 250cm được gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Để tạo thành thân sau phải khâu hai mép vải từ cổ xuống tới gấu tạo thành một đường ghép ở giữa sống lưng. Hai thân trước để dời nhau. Mỗi thân trước lại được khâu vào với thân sau từ nách xuống tới quá eo, còn lại để xẻ tà. Nẹp áo được đắp bằng vải đỏ hoặc vải trắng. Tay áo là một vuông vải gấp làm đôi theo chiều dọc để khâu thành ống. Gấu tay áo cũng đáp bằng vải trắng hoặc vải đỏ. Yếm có màu chàm, hình chữ nhật, rộng 30cm, dài 40cm. Khi mặc áo, hai thân trước vắt chéo nhau, yếm chỉ lộ phần hai bán cầu bạc và chút ít phần vải chàm. Cái yếm này sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt, làm cho màu chàm thêm đậm, thêm duyên, đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho chiếc áo dài không khuy, không dây buộc. Khăn đội đầu là một trong những thứ không thể thiếu của phụ nữ người Dao Quần Chẹt. Khăn đội đầu có hai loại không thêu và thêu họa tiết hình răng cưa, cây thông và chim công. Trong cuộc sống ngày thường đồng bào ít khi buộc khăn này mà chỉ dùng trong những ngày vui, lễ, Tết. Dây lưng làm bằng vải màu chàm đối với người già, bằng lụa đỏ, hồng cánh sen đối với các cô gái và người còn trẻ. Từ dải dây lưng này, người ngoài có thể dễ dàng phân biệt giữa những cô gái chưa chồng và những phụ nữ đã có gia đình, người có chồng thắt một dây lưng, còn con gái thắt hai, ba cái bằng lụa màu khác nhau.

0 Votes


Tác phẩm: Hành trình tìm về cội nguồn - Căn cứ Tà Thiết
ID: 599906
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Hòa
Lời giới thiệu: Trong cuộc sống này, ai cũng đều có và cần phải lưu giữ một hay nhiều giá trị. Trong đó khổng thể thiếu đó là giá trị lịch sử của dân tộc. Thực tế, sự tồn tại của một quốc gia đều phải được tính bằng giá trị lịch sử, tính bằng những thăn trầm thời gian đã trải qua. Việt Nam đất nước tôi, để được đứng vững trên bản đồ thế giới, đã trải qua biết bao thăng trầm, những thăng trầm đó hơn cả mồ hôi, nước mắt, mà đó là máu, xương, thịt của bao lớp người đã ngã xuống. Có những người còn rất trẻ chỉ bằng chúng tôi hay còn trẻ hơn thế rất nhiều. Chiến tranh đã rèn rũa người Việt chúng tôi sự kiên cường, bất khuất, dạy cho lớp trẻ chúng tôi hôm nay về sự hy sinh máu xương của thế hệ cha anh. Hơn hết là dạy chúng tôi một tình yêu nồng nàn với Tổ quốc. Dạy cho chúng tôi, có thể sẵn sàng hô vang " Tôi yêu Việt Nam" dù ở nơi đâu, hoàn cảnh nào. Bức ảnh tôi gửi tham dự thi, là những gì tôi muốn gửi đến tất cả thế hệ trẻ Việt Nam, các bạn có thể đi du lịch mọi nơi, tìm hiểu mọi điều, nhưng hãy nhớ chúng ta có được như hôm nay là nhờ công các thế hệ cha anh đã ngã xuống. Vậy, các bạn hãy chừa nhiều khoảng trống trong hành trình cuộc đời, để tìm về những di tích lịch sử. Trân trọng cảm ơn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp