Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Trong nắng chiều biên giới
ID: 596321
Tác giả: Nguyễn Gia Khánh
Lời giới thiệu: Bình Liêu là một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau Tày và Sán Chỉ). Phụ nữ Dao Thanh Phán trong trang phục truyền thống, thường đội một hộp màu đỏ, quấn trên đầu một chiếc khăn in hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự duyên dáng. Phụ nữ đã kết hôn thường phải cạo tóc, lông mày và răng bịt vàng. Trang phục rực rỡ, cùng nụ cười thân thiện làm tôn thêm nét đẹp riêng có của người phụ nữ Dao Thanh Phán. Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa như chiếc bừa, hoa đậu đũa trên nương, hoa sâm hay ruộng bậc thang… Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu vẫn lưu giữ những nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, đặc biệt là nghề thêu. Đi đến đâu trên đất Bình Liêu cũng có thể bắt gặp những phụ nữ Dao Thanh Phán ngồi thêu, bên nhà, bên đường, thậm chí cả trên đường biên, cột mốc biên giới… qua đó điểm tô thêm cho vẻ đẹp đất và con người nơi miền biên ải Bình Liêu. Ảnh: Hai cô gái người Dao Thanh Phán ngồi thêu trên một quả đồi gần cột mốc biên giới 1297 Bình Liêu (phía xa đằng sau hai cô là đất Trung Quốc)

0 Votes


Tác phẩm: Múa rối nước ở Thủy đình làng Rạch!
ID: 34932
Tác giả: Trương Công Hiệp
Lời giới thiệu: Làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định, là một trong những nơi nổi tiếng với truyền thống múa rối nước độc đáo. Múa rối nước ở đây không chỉ là một hình thức giải trí truyền thống mà còn là di sản văn hóa độc đáo của cộng đồng. Múa rối nước tại làng Rạch không chỉ đơn thuần là sự biểu diễn mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa sâu sắc. Những con rối được chế tác tỉ mỉ, với mỗi con rối mang một hình dáng, một câu chuyện riêng, thường lấy cảm hứng từ văn hóa, lịch sử và truyền thuyết dân gian. Đặc biệt, múa rối nước ở thủy đình làng Rạch thường diễn ra trong không gian thiên nhiên, với nền nhạc truyền thống và ánh đèn lấp lánh. Qua múa rối, người xem không chỉ được thưởng thức nghệ thuật đặc sắc mà còn trải nghiệm sự gần gũi với tự nhiên và văn hóa dân gian của địa phương. Với sự kỳ công và đam mê của những nghệ nhân làng Rạch, múa rối nước đã trở thành một nét đặc trưng, góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa truyền thống và là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá nét đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp