Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Ô Loan chiều hạ vàng
ID: 603303
Tác giả: Võ Thị Kim Phượng
Lời giới thiệu: Đứng trên đèo Quán Cau ( Quốc lộ 1A) cách thành phố Tuy Hòa 23km về phía bắc, đầm hiện ra mênh mông như để thu hết tầm mắt khách đi đường tuyến Bắc- Nam, nhìn xuống Đầm Ô Loan giống như một con chim thiên nga đang sải cánh bay trên bầu trời quang đãng . Đầm Ô Loan được bao bọc bởi các làng mạc trù phú và những dãy núi thoai thoải, nhìn từ xa như một bức tranh non nước hữu tình. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên Đầm Ô Loan còn có giá trị kinh tế . Đầm Ô Loan là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng phong phú như: tôm rằn, tôm bạc, rau câu, điệp, cá, cua, ghẹ, sứa , hầu... đặc biệt làm nên thương hiệu nổi tiếng về Ô Loan là Sò huyết. Chính vì thế mà các thi sĩ , nhạc sĩ tài hoa biết bao vần thơ, tuyệt bút đã không ngớt lời ca ngợi về vẻ đẹp, con người và đặc sản nơi đây. Tản Đà nhà thơ nổi tiếng sành ăn đến Phú Yên nếm món ngon vật lạ phải khen rằng: " Phú Câu cước cá, Ô Loan miếng hầu" Nhạc sĩ Vĩnh An có bài : "Chiều xuống Đầm Ô Loan, ai buông một tiếng đàn, làm ngẩn ngơ mặt nước..." Hằng năm cứ vào mùng 7 tháng giêng nơi đây còn có lễ hội cầu ngư (còn gọi là lễ cúng cá Ông) của ngư dân quanh Đầm. Sau lễ là phần hội tổ chức các cuộc thi tài thể thao như: đua thuyền chài, đua thuyền rồng, đua thuyền thúng, bơi lội với nhiều nội dung... Đầm Ô Loan là di tích thắng cảnh cấp quốc gia là niềm tự hào của người dân nơi đây. Mời bạn hãy một lần ghé thăm thắng cảnh nơi đây nhé!

0 Votes


Tác phẩm: Trong nắng chiều biên giới
ID: 596321
Tác giả: Nguyễn Gia Khánh
Lời giới thiệu: Bình Liêu là một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau Tày và Sán Chỉ). Phụ nữ Dao Thanh Phán trong trang phục truyền thống, thường đội một hộp màu đỏ, quấn trên đầu một chiếc khăn in hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự duyên dáng. Phụ nữ đã kết hôn thường phải cạo tóc, lông mày và răng bịt vàng. Trang phục rực rỡ, cùng nụ cười thân thiện làm tôn thêm nét đẹp riêng có của người phụ nữ Dao Thanh Phán. Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa như chiếc bừa, hoa đậu đũa trên nương, hoa sâm hay ruộng bậc thang… Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu vẫn lưu giữ những nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, đặc biệt là nghề thêu. Đi đến đâu trên đất Bình Liêu cũng có thể bắt gặp những phụ nữ Dao Thanh Phán ngồi thêu, bên nhà, bên đường, thậm chí cả trên đường biên, cột mốc biên giới… qua đó điểm tô thêm cho vẻ đẹp đất và con người nơi miền biên ải Bình Liêu. Ảnh: Hai cô gái người Dao Thanh Phán ngồi thêu trên một quả đồi gần cột mốc biên giới 1297 Bình Liêu (phía xa đằng sau hai cô là đất Trung Quốc)

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 Tiếp