Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TẮM CHO TRÂU
ID: 601458
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

0 Votes


Tác phẩm: Chênh vênh
ID: 591725
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Cầu tre Cẩm Đồng nối từ thôn Cẩm Phú sang bãi bồi Gò Đình nằm giữa sông Thu Bồn, thuộc thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là chiếc cầu đặc biệt ở vùng đồng bằng xứ Quảng được người dân tự làm hoàn toàn bằng tre. Chiếc cầu tre Cẩm Đồng dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh giữa dòng sông nhưng lại là con đường độc đạo cho người dân di chuyển hàng ngày để trồng cấy, thu hoạch hoa màu bên bãi bồi. Dù cầu tre thiếu kiên cố nhưng tiện hơn, nhanh hơn việc đi đò nên người dân nơi đây đã góp tiền, góp sức làm cầu để đi lại hàng chục năm nay. Khi hoàng hôn buông xuống mặt nước cũng là lúc những người nông dân trở về nhà sau một ngày lao động. Và cứ thế, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, bởi những khoảnh khắc đẹp như tranh vẽ của nó. Bên con sông và cây cầu đơn sơ ấy, những đôi bàn chân vẫn ngày ngày qua sông, lao động cần mẫn. Và chiếc cầu tre vẫn ngày ngày dập dìu theo từng bước chân người nông dân, như một người bạn trong đời sống của người dân xứ Cẩm Đồng.

0 Votes


Tác phẩm: LỄ HỘI NHẢY LỬA CỦA NGƯỜI PÀ THẺN DI SẢN VH PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA
ID: 36198
Tác giả: VŨ TIẾN DŨNG
Lời giới thiệu: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn xã Tân Bắc Quang Bình là tín ngưỡng nguyên thủy sơ Khai đó là niềm tin và thế giới thần linh và Những thế lực tự nhiên Huyền Bí minh chứng cho sức mạnh quá trình lao động sản xuất chế Ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển thể hiện sức mạnh phi thường của con người Dám đương đầu với khó khăn thách thức xua đuổi những điều không may mắn với quan niệm của người Pà Thẻn tổ chức nhảy lửa để tạ ơn Thần linh đã phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi cuộc sống ấm no hạnh phúc đống lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xuađi tà Ma Quỷ Dữ Và cái lạnh lẽo của mùa đông Lễ hội nhảy lửa góp phần giáo dục truyền thống tinh thần đoàn kết cộng đồng bền chặt cho các thế hệ người Pà Thẻn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn truyền thống dân tộc và gắn kết với phát triển du lịch tại địa phương được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương nên Lễ hội nhảy lửa được duy trì và bảo tồn là nét đẹp truyền thống thiêng liêng và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 Tiếp