Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Tác phẩm: Trong nắng chiều biên giới
ID: 596321
Tác giả: Nguyễn Gia Khánh
Lời giới thiệu: Bình Liêu là một huyện biên giới phía Bắc thuộc tỉnh Quảng Ninh có trên 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa... trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 (sau Tày và Sán Chỉ). Phụ nữ Dao Thanh Phán trong trang phục truyền thống, thường đội một hộp màu đỏ, quấn trên đầu một chiếc khăn in hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự duyên dáng. Phụ nữ đã kết hôn thường phải cạo tóc, lông mày và răng bịt vàng. Trang phục rực rỡ, cùng nụ cười thân thiện làm tôn thêm nét đẹp riêng có của người phụ nữ Dao Thanh Phán. Các họa tiết hoa trên khăn đội đầu, trên gấu áo, gấu quần dùng nhiều hình ảnh phản ánh đời sống văn hóa như chiếc bừa, hoa đậu đũa trên nương, hoa sâm hay ruộng bậc thang… Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu vẫn lưu giữ những nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, đặc biệt là nghề thêu. Đi đến đâu trên đất Bình Liêu cũng có thể bắt gặp những phụ nữ Dao Thanh Phán ngồi thêu, bên nhà, bên đường, thậm chí cả trên đường biên, cột mốc biên giới… qua đó điểm tô thêm cho vẻ đẹp đất và con người nơi miền biên ải Bình Liêu. Ảnh: Hai cô gái người Dao Thanh Phán ngồi thêu trên một quả đồi gần cột mốc biên giới 1297 Bình Liêu (phía xa đằng sau hai cô là đất Trung Quốc)

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp