Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: LỄ HỘI NHẢY LỬA CỦA NGƯỜI PÀ THẺN DI SẢN VH PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA
ID: 36198
Tác giả: VŨ TIẾN DŨNG
Lời giới thiệu: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn xã Tân Bắc Quang Bình là tín ngưỡng nguyên thủy sơ Khai đó là niềm tin và thế giới thần linh và Những thế lực tự nhiên Huyền Bí minh chứng cho sức mạnh quá trình lao động sản xuất chế Ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển thể hiện sức mạnh phi thường của con người Dám đương đầu với khó khăn thách thức xua đuổi những điều không may mắn với quan niệm của người Pà Thẻn tổ chức nhảy lửa để tạ ơn Thần linh đã phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi cuộc sống ấm no hạnh phúc đống lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xuađi tà Ma Quỷ Dữ Và cái lạnh lẽo của mùa đông Lễ hội nhảy lửa góp phần giáo dục truyền thống tinh thần đoàn kết cộng đồng bền chặt cho các thế hệ người Pà Thẻn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn truyền thống dân tộc và gắn kết với phát triển du lịch tại địa phương được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương nên Lễ hội nhảy lửa được duy trì và bảo tồn là nét đẹp truyền thống thiêng liêng và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012

0 Votes


Tác phẩm: Bến nước quê tôi
ID: 602685
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, một số buôn của xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) vẫn còn gìn giữ được những cánh rừng nguyên sinh nơi đầu nguồn bến nước. Những cánh rừng này được bảo vệ bằng ý thức tự giác, phong tục tập quán của dân tộc bản địa nơi đây. Đối với người dân tộc Êđê, nguồn nước là một nơi linh thiêng trong đời sống cũng như văn hóa, phong tục tập quán của họ. Để lập buôn, trước hết phải tìm thấy nguồn nước tốt. Bến nước Êđê thường được xây dựng ở nơi có mạch nguồn nước sạch chảy ra. Trong khu vực đó rừng phải giữ nguyên, không ai được phép chặt dù là một cây nhỏ. Bến nước luôn được giữ gìn sạch sẽ, không vứt rác, thả gia súc làm bẩn. Người Êđê tin rằng, bến nước cũng có thần linh canh giữ nên hằng năm vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa thường tổ chức lễ cúng bến nước. Và họ ý thức được việc bảo vệ rừng đầu nguồn của bến nước cũng chính là bảo vệ nguồn sống cho buôn làng đối với hiện tại và mai sau; người dân các buôn Kmrơng Prông A, Kmrơng Prông B và buôn Ju (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) tự giác nhắc nhở nhau gìn giữ những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại nơi đầu nguồn bến nước.

0 Votes


Tác phẩm: Hát bội Bình Định
ID: 607278
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Hát Bội Bình Định là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Hát bội mang đến giá trị nghệ thuật không thể thay thế trong các dịp lễ hội cầu ngư, thanh minh, cúng miễu… tại xứ Nẫu. Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 - 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành "cái nôi" khi nhắc đến nghệ thuật hát bội. Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ - người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay. Ca từ hát bội phản ảnh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc… Điểm chung của các tuồng hát bội đề răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp