Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Một chút yêu thương
ID: 591704
Tác giả: Đỗ Nguyễn Phương Linh
Lời giới thiệu: Tôi tên là Đỗ Nguyễn Phương Linh, hiện đang là giáo viên dạy tại Trường Tiểu học Tân Phú - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai. Thông điệp: Nhân dân ta có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Mỗi lần nghe hoặc thấy đâu đó câu nói này, tôi lại có cảm giác bồi hồi và suy ngẫm về những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống. Đã rất nhiều lần tôi thầm trộm nghĩ, tại sao cùng là con người với nhau, có người sinh ra lại ăn no mặc ấm, có người lại phải chật vật vì miếng ăn? Ăn để sống nhưng sống lại cứ cần phải ăn, một vòng tuần hoàn khiến bao người phải mỏi mệt? Bản thân tôi là một sinh viên mới ra trường. Thật may mắn hơn biết bao người tôi đã có công việc ổn định, cuộc sống cũng không giàu sang nhưng đủ ăn, đủ mặc. Nhìn lại ngoài kia có vô vàn những số phận bất hạnh trong cuộc sống, ngay cả một bữa ăn cũng trở thành vấn đề to tát với họ thì liệu hằng ngày họ đã phải chịu đựng sống vì cái gì đây? Mà cái ăn quý lắm chứ, lúc đói, lúc khổ cùng cực thì được ăn một ít đã thấy hạnh phúc không gì bằng rồi. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự cảm thông với những mảnh đời cơ cực, tôi cùng các bạn của mình đã tự quyên góp với nhau rồi làm những bữa ăn, những phần bánh sữa để gửi đến các em nhỏ, người dân khó khăn, người vô gia cư trên địa bàn thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Trên đây là bức hình các bạn tôi vô tình chụp lại khi tôi đang trao cho em bé này phần bánh sữa. Hai tay em bé ôm chặt lấy phần bánh sữa và gật đầu ạ tôi rối rít. Khi về nhà, tôi coi lại được ảnh này thì tôi thấy rất xúc động. Nhân dịp có cuộc thi Việt Nam Hạnh phúc này, tôi muốn lan toả đến mọi người rằng: Khi chúng ta biết yêu thương giúp đỡ người khác cũng là lúc bản thân biết yêu thương, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, biết yêu thương lấy chính bản thân mình. Và hơn nữa, điều chúng ta nhận lại được sau mỗi hành động cao quý ấy chính là sự tôn trọng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Sợi dây yêu thương sẽ gắn kết mỗi cá nhân lại gần nhau hơn và khiến cho cuộc sống này thêm phần ý nghĩa.

0 Votes


Tác phẩm: Năng lượng điện gió và rừng phòng hộ Bạc Liêu
ID: 597704
Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương
Lời giới thiệu: Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, do ở gần xích đạo và tồn tại những vùng khô nắng nhiều và gió có hướng tương đối ổn định như các tỉnh nam Trung Bộ. Vì thế điện gió cùng với điện mặt trời đang được Nhà nước Việt Nam khuyến khích phát triển, thể hiện ở Quyết định 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo phát triển nguồn điện khi dừng các dự án điện hạt nhân và giảm bớt các nhiệt điện đốt hóa thạch. Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Rừng phòng hộ còn là nguồn cung cấp môi trường sống tự nhiên cho nhiều loài thực vật và động vật duy trì chu trình sinh thái, đảm bảo sự cân bằng trong hệ sinh thái và bảo vệ các loài quý hiếm và nguy cấp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ giữ chặt đất đai bằng cách cản trở xói mòn và phong hoá đất. Cây cối và rừng bao phủ giúp giữ đất đai ổn định, hạn chế hiện tượng sạt lở và đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho đất. Rừng phòng hộ không chỉ bảo vệ môi trường tự nhiên mà còn cung cấp nguồn lâm sản quan trọng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp