Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Núi lửa Chư Đang Ya trong mây
ID: 595519
Tác giả: Phan Xuân Nguyên
Lời giới thiệu: Núi Lửa Chư Đăng Ya: Điểm Đến Kỳ Vĩ Tại Gia Lai Nằm giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên, núi lửa Chư Đăng Ya tại Gia Lai là một tuyệt tác thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Với vị trí ở làng Ploi Lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30km, ngọn núi lửa cổ đại này mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng. Chư Đăng Ya, có nghĩa là "củ gừng dai" theo tiếng J’rai, từng là một ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ hàng triệu năm trước. Ngày nay, ngọn núi yên bình này khoác lên mình chiếc áo xanh mướt của cây trồng trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ, xen lẫn với sắc vàng rực rỡ của hoa dã quỳ vào mùa khô. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tựa như một chiếc bát úp khổng lồ giữa đại ngàn. Chinh phục đỉnh Chư Đăng Ya, du khách không chỉ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Pleiku, Biển Hồ và những dải hoa dã quỳ vàng rực, mà còn có cơ hội hòa mình vào nhịp điệu cồng chiêng Tây Nguyên và thưởng thức ẩm thực độc đáo của đồng bào nơi đây. Đặc biệt, lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya diễn ra vào tháng 11 hàng năm là thời điểm lý tưởng để du khách trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc và cảnh sắc tuyệt mỹ của vùng đất này. Núi lửa Chư Đăng Ya không chỉ là một điểm du lịch, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của thiên nhiên Gia Lai. Hãy đến và cảm nhận vẻ đẹp bất tận của Chư Đăng Ya, nơi mỗi bước chân là một bức tranh hoàn hảo để lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình khám phá Tây Nguyên.

0 Votes


Tác phẩm: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường Long Cốc
ID: 602513
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Du Khách Nước Ngoài Trải Nghiệm Làm Xôi Ngũ Sắc Cùng Đồng Bào Dân Tộc Mường tại Xã Long Cốc,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ Gọi là xôi ngũ sắc vì xôi thường có 5 màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng.Để làm ra được món xôi ngũ sắc thơm, dẻo, ngon, phụ nữ Mường cẩn thận từ khâu chọn nếp, nguyên liệu tạo màu đến việc đồ xôi. Gạo nếp được chọn là loại hạt to, trong, trồng trên nương. Công đoạn tạo màu cho xôi rất quan trọng và cầu kỳ. Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng được tạo từ các loại hoa, lá, củ trong tự nhiên. Thường dùng nhất vẫn là lá. Lá được chọn kỹ lưỡng, không quá non hay quá già, đun lấy nước màu. Để tạo màu đỏ, người Mường dùng lá cây có tên lá nếp đỏ. Ngoài ra, phụ nữ Mường cũng dùng quả gấc chín làm màu xôi đỏ. Màu tím thì dùng lá nếp tím (lá nếp cẩm). Xôi màu vàng được tạo từ củ nghệ già giã nhỏ pha với nước ngâm gạo. Người Mường thường giã lá gừng hoặc lá dứa, vắt lấy nước cốt để tạo màu xanh cho xôi. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 1 đến 8 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.Gạo ráo nước sẽ được đồ trong cuốp. Có thể nấu riêng từng màu hoặc cho lần lượt các màu theo thứ tự tím - xanh - đỏ - vàng và trên cùng là màu trắng. Mỗi màu gạo cách nhau bởi một lớp lá chuối hoặc tấm tre đan. Quá trình nấu phải canh lửa đều, đượm than. Nhờ đó xôi chín bằng hơi, mềm dẻo, cầm nắm mà vẫn không bị dính tay. Tùy vào màu nước và thời gian ngâm gạo mà khi chín, màu xôi sẽ đậm nhạt khác nhau. Màu của các loại lá, củ không những tạo sự bắt mắt mà còn tăng thêm mùi thơm, hương vị đặc biệt cho từng loại xôi. Các màu trắng, xanh, tím, đỏ, vàng của xôi tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi màu sắc cũng mang ý nghĩa riêng, là cách nhìn nhận về thế giới xung quanh và khát vọng cuộc sống của người Mường. Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng vươn lên. Xôi màu tím tượng trưng cho sự trù phú của Trái đất. Xôi màu vàng tượng cho sự ấm no. Xôi màu xanh tượng trưng màu sắc núi rừng. Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Tổng hòa món xôi ngũ sắc là khát vọng, mong muốn sự trọn vẹn, no đủ và đầm ấm, hạnh phúc. Người Mường dùng món xôi ngũ sắc dâng cúng tổ tiên, thần linh để bày tỏ lòng tôn kính và cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu. Xôi ngũ sắc không chỉ ngon, bắt mắt mà còn chứa đựng những vị thuốc dân gian được đúc kết từ bao đời. Theo kinh nghiệm của người Mường cho rằng, các loại lá, củ tạo màu xôi còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho đường ruột, bồi bổ sức khỏe.

0 Votes


Tác phẩm: Chênh vênh
ID: 591725
Tác giả: Lê Anh Tuấn
Lời giới thiệu: Cầu tre Cẩm Đồng nối từ thôn Cẩm Phú sang bãi bồi Gò Đình nằm giữa sông Thu Bồn, thuộc thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là chiếc cầu đặc biệt ở vùng đồng bằng xứ Quảng được người dân tự làm hoàn toàn bằng tre. Chiếc cầu tre Cẩm Đồng dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh giữa dòng sông nhưng lại là con đường độc đạo cho người dân di chuyển hàng ngày để trồng cấy, thu hoạch hoa màu bên bãi bồi. Dù cầu tre thiếu kiên cố nhưng tiện hơn, nhanh hơn việc đi đò nên người dân nơi đây đã góp tiền, góp sức làm cầu để đi lại hàng chục năm nay. Khi hoàng hôn buông xuống mặt nước cũng là lúc những người nông dân trở về nhà sau một ngày lao động. Và cứ thế, cầu tre Cẩm Đồng dần dần trở thành một địa chỉ nổi tiếng với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, bởi những khoảnh khắc đẹp như tranh vẽ của nó. Bên con sông và cây cầu đơn sơ ấy, những đôi bàn chân vẫn ngày ngày qua sông, lao động cần mẫn. Và chiếc cầu tre vẫn ngày ngày dập dìu theo từng bước chân người nông dân, như một người bạn trong đời sống của người dân xứ Cẩm Đồng.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 Tiếp