Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: LỄ HỘI NHẢY LỬA CỦA NGƯỜI PÀ THẺN DI SẢN VH PHI VẬT THỂ CẤP QUỐC GIA
ID: 36198
Tác giả: VŨ TIẾN DŨNG
Lời giới thiệu: Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn xã Tân Bắc Quang Bình là tín ngưỡng nguyên thủy sơ Khai đó là niềm tin và thế giới thần linh và Những thế lực tự nhiên Huyền Bí minh chứng cho sức mạnh quá trình lao động sản xuất chế Ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển thể hiện sức mạnh phi thường của con người Dám đương đầu với khó khăn thách thức xua đuổi những điều không may mắn với quan niệm của người Pà Thẻn tổ chức nhảy lửa để tạ ơn Thần linh đã phù hộ cho một năm mùa màng tốt tươi cuộc sống ấm no hạnh phúc đống lửa được đốt lên cũng sẽ giúp xuađi tà Ma Quỷ Dữ Và cái lạnh lẽo của mùa đông Lễ hội nhảy lửa góp phần giáo dục truyền thống tinh thần đoàn kết cộng đồng bền chặt cho các thế hệ người Pà Thẻn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nhân văn truyền thống dân tộc và gắn kết với phát triển du lịch tại địa phương được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền địa phương nên Lễ hội nhảy lửa được duy trì và bảo tồn là nét đẹp truyền thống thiêng liêng và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012

0 Votes


Tác phẩm: Bà Cụ Người Mường Long Cốc Uống Nước Bên Bếp Lửa
ID: 601826
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, áo ngắn có độ dài vừa chấm eo lưng; tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích). Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5% dân số của huyện. Trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh. Đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Hát Ví, hát Rang, Đâm đuống, Chạm ống, nghề truyền thống dệt thổ cẩm, tiếng nói, chữ viết… Long Cốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thanh bình, thuần khiến. Nơi đây có hơn 90% dân số là dân tộc Mường với nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, con người thân thiện đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách.Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã được thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại với nhiều nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, lưu giữ như hát Mường, các trò chơi dân gian, đánh cồng chiêng, các phong tục tập quán bản địa.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 Tiếp