Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bà Cụ Người Mường Long Cốc Uống Nước Bên Bếp Lửa
ID: 601826
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường về cơ bản gồm những yếu tố sau: Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, áo ngắn có độ dài vừa chấm eo lưng; tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức (gồm: vòng bạc đeo tay, chuỗi hạt cườm và bộ xà tích). Tân Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 83,5% dân số của huyện. Trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75,2% dân số toàn huyện và chiếm 29,52% dân tộc Mường trong toàn tỉnh. Đồng bào Mường nơi đây còn lưu giữ kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú, giàu bản sắc. Trong đó còn lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Hát Ví, hát Rang, Đâm đuống, Chạm ống, nghề truyền thống dệt thổ cẩm, tiếng nói, chữ viết… Long Cốc được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp thanh bình, thuần khiến. Nơi đây có hơn 90% dân số là dân tộc Mường với nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mường, con người thân thiện đã trở thành yếu tố hấp dẫn du khách.Từ nhiều năm qua, người dân nơi đây đã được thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại với nhiều nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, lưu giữ như hát Mường, các trò chơi dân gian, đánh cồng chiêng, các phong tục tập quán bản địa.

0 Votes


Tác phẩm: Sắc trên mặt nạ tuồng.
ID: 607816
Tác giả: Trần Ngọc Vân
Lời giới thiệu: Loại hình nghệ thuật lâu đời này còn lưu dấu đến nay như một vốn văn hoá dân gian quý của đất nước. Trong nghệ thuật Tuồng, người nghệ sĩ Tuồng ngoài tài năng diễn xuất, hát hay, múa giỏi, còn phải biết tự hóa trang gương mặt khi lên sân khấu. Nghệ thuật hóa trang trong Tuồng rất độc đáo, tùy theo tính cách của nhân vật hay nội dung vở diễn mà tương ứng với một loại mặt lạ Tuồng. Trong Tuồng truyền thống Việt Nam màu sắc có ý nghĩa, màu đỏ tượng trưng cho người thẳng thắn, trí dũng, nghĩa khí, trung liệt. Màu trắng là nhân vật có diện mạo đẹp, thư sinh, nhu mì, trong sáng. Trắng mốc, xám, hồng lợt, vỏ cua là vai nịnh thần, gian thần, bạc bẽo, vong ân bội nghĩa. Màu xanh da trời thể hiện nhân vật chưa biết tốt, xấu, mưu mô hay xảo quyệt. Màu lục tượng trưng nhân vật không chung thủy… Những gương mặt dùng mầu sắc trung tính, nhẹ nhàng, thường dùng cho gương mặt của lão văn, lão tiều, phụ nữ và trẻ em… cách sử dụng mầu sắc dân gian này mang một đặc trưng của văn hóa phương Đông. Các màu chủ đạo người nghệ sĩ dân gian dùng vẽ mặt nạ Tuồng là màu đen, trắng, đỏ, vàng, lam. Từ những màu cơ bản, nguyên chất này, họ khéo léo pha trộn mầu, tạo ra những mầu mới, để thể hiện nổi bật tính cách nhân vật Tuồng trong mỗi vở diễn.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp