Tác phẩm Giã gạo

#image_title

- Tác giả: Dương Hoài An


- Ngày tham dự: 03/10/2024

- Mã bài dự thi: 602722

- Link tác phẩm dự thi: https://happy.vietnam.vn/contest/image-2024/submission/602722

- Tác phẩm: "Giã gạo" - Chụp tại: Đắk Lắk - Đơn vị: Cá nhân

Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.


Số lượt bình chọn: 0 Votes

To vote, please sign in or register.

0 Comments