Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Bà Cụ Người Dao Tiền Thêu Khăn Trước Hiên Nhà
ID: 601678
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Cụ Triệu Thị Sinh ,Dân tộc Dao Tiền, sinh năm 1922 , tại Xóm Bương, Xã Vinh Tiền ,Huyện Tân Sơn,Tỉnh Phú Thọ . Nét độc đáo trong văn hóa tín ngưỡng người Dao Tiền được thể hiện qua nhiều nghi lễ quan trọng, như Lễ tam cấp, thờ y dược lang quân, Lễ ngũ kỳ binh mã, Tết nhảy... Trong đó, Lễ lập tĩnh (cấp sắc, đặt tên) là một nghi thức độc đáo. Xuất phát từ một truyền thuyết của tộc người Dao ở vùng cao, lễ Lập tĩnh được lấy ý nghĩa từ việc "các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông trụ cột gia đình để cùng với quân của Ngọc Hoàng diệt trừ yêu quái đang phá hoại mùa màng của con người". Hay nói cách khác, những người đàn ông được Ngọc Hoàng ban lệnh cấp sắc để giúp dân trừ họa. Từ đó, lễ cấp sắc người Dao Tiền ra đời, được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. Thời gian thực hiện lễ cấp sắc thường đặt vào khoảng cuối năm hoặc mùa xuân, gồm 3 ngày 2 đêm: ngày vào lễ, ngày lễ chính và ngày kết thúc lễ. Mỗi bé trai Dao Tiền khi tiến vào độ tuổi từ 9 đến 12 đều phải trải qua lễ này để được đặt tên cúng cơm và được công nhận là người trưởng thành, có vị trí trong dòng họ. Vì vậy, người đàn ông Dao Tiền ai cũng có hai tên: tên thường gọi và tên được đặt trong lễ cấp sắc – đây cũng là tên được bố mẹ, người có vai vế dùng để gọi và được sử dụng trong lễ cúng khi người đàn ông mất.

0 Votes


Tác phẩm: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Quần Chẹt,Tân Sơn,Phú Thọ
ID: 601684
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Chiếc áo là điểm nhấn và là phần quan trọng nhất của bộ trang phục. Thân áo là hai khổ vải rộng 30cm, dài khoảng 250cm được gấp làm đôi thành thân trước và thân sau. Để tạo thành thân sau phải khâu hai mép vải từ cổ xuống tới gấu tạo thành một đường ghép ở giữa sống lưng. Hai thân trước để dời nhau. Mỗi thân trước lại được khâu vào với thân sau từ nách xuống tới quá eo, còn lại để xẻ tà. Nẹp áo được đắp bằng vải đỏ hoặc vải trắng. Tay áo là một vuông vải gấp làm đôi theo chiều dọc để khâu thành ống. Gấu tay áo cũng đáp bằng vải trắng hoặc vải đỏ. Yếm có màu chàm, hình chữ nhật, rộng 30cm, dài 40cm. Khi mặc áo, hai thân trước vắt chéo nhau, yếm chỉ lộ phần hai bán cầu bạc và chút ít phần vải chàm. Cái yếm này sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt, làm cho màu chàm thêm đậm, thêm duyên, đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho chiếc áo dài không khuy, không dây buộc. Khăn đội đầu là một trong những thứ không thể thiếu của phụ nữ người Dao Quần Chẹt. Khăn đội đầu có hai loại không thêu và thêu họa tiết hình răng cưa, cây thông và chim công. Trong cuộc sống ngày thường đồng bào ít khi buộc khăn này mà chỉ dùng trong những ngày vui, lễ, Tết. Dây lưng làm bằng vải màu chàm đối với người già, bằng lụa đỏ, hồng cánh sen đối với các cô gái và người còn trẻ. Từ dải dây lưng này, người ngoài có thể dễ dàng phân biệt giữa những cô gái chưa chồng và những phụ nữ đã có gia đình, người có chồng thắt một dây lưng, còn con gái thắt hai, ba cái bằng lụa màu khác nhau.

0 Votes


Tác phẩm: Làm đẹp cho ngôi trường của mình
ID: 33612
Tác giả: Nguyễn An Bảo
Lời giới thiệu: Sân trường THCS Đống Đa, Hà Nội từ lâu đã được biết đến với không gian xanh mát, rợp bóng cây xanh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số bồn cây trong sân trường có dấu hiệu xuống cấp, cần được cải tạo và chăm sóc. Nhận thấy điều này, một nhóm giáo viên trong trường đã cùng nhau phát động phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường". Phong trào được khởi xướng bởi nhà giáo Đào Thị Hồng Hạnh- Hiệu trưởng nhà trường. Cô Hạnh chia sẻ: "Cô quan sát thấy trong sân trường có nhiều bồn cây nhưng nhìn không được thẩm mỹ. Cô nghĩ rằng, nếu không cải thiện, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của trường học. Do đó, cô đã bàn bạc với thầy Nguyễn Quang Tuấn- giáo viên Tổng phụ trách cùng nhau phát động phong trào này". Ngay sau khi phát động, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên và học sinh trong trường. Các thầy cô giáo cùng nhau dọn dẹp cỏ rác, vun xới đất, trồng thêm cây mới và trang trí các bồn cây bằng những vật liệu đơn giản, dễ kiếm. Học sinh cũng rất hào hứng tham gia vào hoạt động này. Các em được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm phụ trách một bồn cây. Các em cùng nhau lựa chọn những loại cây phù hợp, trồng cây và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ngắn, nhờ sự chung tay góp sức của các thầy cô giáo và học sinh, những bồn cây trong sân trường đã có sự thay đổi rõ rệt. Các bồn cây được tô điểm thêm nhiều màu sắc rực rỡ bởi những bông hoa rực rỡ. Không gian sân trường trở nên xanh mát và đẹp hơn. Phong trào "Làm đẹp bồn cây trong sân trường" không chỉ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường học tập mà còn giúp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên. Đồng thời, đây cũng là dịp để các thầy cô giáo và học sinh gắn kết, cùng nhau tạo nên một môi trường học tập thân thiện và gần gũi.

1 Vote


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp