Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Cùng tiến bước chia sẻ tương lai
ID: 34435
Tác giả: Đinh Văn Quốc Thanh
Lời giới thiệu: Chúng ta thấy ba đứa trẻ đang cùng nhau bước đi trên một con đường, bao quanh bởi thiên nhiên xanh tươi. Mỗi em mặc trang phục sặc sỡ, và một em có áo in chữ “SUPERMAN”. Bước đi của các em toát lên sự năng động và tràn đầy năng lượng. Chúng ta có thể cảm nhận được sự vui vẻ và hạnh phúc từ những đứa trẻ này. - Sự Đoàn Kết: Hình ảnh các em nắm tay nhau đi cùng một hướng gợi lên tinh thần đoàn kết, một yếu tố quan trọng cho một tương lai tốt đẹp hơn. - Năng Động và Tiềm Năng: Sự năng động trong từng bước chân của các em thể hiện tiềm năng to lớn và khát vọng sống động của thế hệ trẻ. - Môi Trường Xanh: Bối cảnh tự nhiên xung quanh với cây cối cao lớn cho thấy một môi trường trong lành, nơi trẻ em có thể phát triển mạnh mẽ. - Hy Vọng và Tương Lai: Trẻ em, với trái tim trong sáng và niềm tin vững chắc, là hiện thân của hy vọng và là những người xây dựng tương lai. Bức ảnh không chỉ là một khoảnh khắc đẹp đẽ của tuổi thơ mà còn là thông điệp mạnh mẽ về việc đầu tư vào thế hệ tương lai, bởi chính họ sẽ là những người tạo nên sự thay đổi và định hình thế giới của chúng ta.

0 Votes


Tác phẩm: KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG, KHOẺ ĐỂ PHỤNG SỰ & LAN TOẢ HẠNH PHÚC
ID: 32586
Tác giả: SUPERMAN NIGHT RUN
Lời giới thiệu: Cộng đồng sức bền Superman Night Run (SNR) là cộng đồng những người yêu chạy bộ, cùng chung đam mê chinh phục từng bước một cách vững chắc các cự ly chạy ngắn - chạy vừa - chạy dài và chạy siêu dài (ultra) nhằm hướng đến rèn luyện khả năng bền bỉ trong chạy bộ, cũng chính là nền móng cho sự bền vững của sức khỏe. Phương châm của SNR ngay từ khi khởi sự đã gói gọn trong tinh thần “Khỏe để phụng sự Cộng đồng - Bền để đóng góp lâu dài cho Xã hội”. Và để từng ngày xây được sức khỏe bền vững cho mọi runners, SNR đã dựa trên nguồn lực chính yếu nhất mà mình có: các runners. Mỗi runner trong cộng đồng SNR từ nay luôn tâm niệm mọi hoạt động chạy bộ đều sẽ “For runners - By runners” (phục vụ cho runners, phục vụ bởi chính runners). Đó cũng không là gì khác ngoài tinh thần tương trợ đồng đội - một trong những nhân tố mang tính sống còn của cộng đồng chạy bộ đường dài. Bên cạnh sức khỏe bền bỉ, SNR còn là khởi đầu của sáng kiến từng bước xây dựng một cộng đồng vừa có tình yêu thuần khiết dành cho thể thao, vừa gắn kết các hoạt động thể thao với mục tiêu nhân ái thiện nguyện, thông qua cam kết thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng các câu lạc bộ, các nhóm chạy, các cơ quan đơn vị, tạo sân chơi kỹ thuật, thúc đẩy nguồn lực phong trào chạy bộ phát triển rộng khắp. Ước nguyện của nhóm điều phối SNR là một ngày nào đó không xa, SNR có thể đóng góp vào mục tiêu lớn của quốc gia là người dân Việt Nam luôn khỏe mạnh. Trong mọi sự kiện và trên các phương tiện truyền thông của mình, SNR luôn truyền tải mạnh mẽ thông điệp “Hành động và Hơn thế nữa – More Than Just Action”, khi hàng trăm runners mọi lứa tuổi, mọi khả năng chạy nhanh chậm khác nhau, cùng chạy ở nhiều địa điểm hoàn tất những cự ly chạy ngắn - vừa - dài - siêu dài, song song với những đóng góp tài lực, vật lực cho các hoạt động vì cộng đồng. Đó là cách từng runner trong cộng đồng cùng “Lan tỏa Hạnh phúc” #SupermanNightRun #Hanhphuc là #Sechia #Chodi là #Conmai #Morethan #Justaction #DragonYearwithSNR #LanToaHanhPhuc

67 Votes


Tác phẩm: "Vẽ cờ"
ID: 593650
Tác giả: Nguyễn Trâm Anh
Lời giới thiệu: “Là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam tạo ra những người Việt?” Hà Nội, một tối đầu tháng chín. Tôi dắt em đi bộ về nhà, sau khi hai chị em tôi lang thang qua hết mấy vòng Hồ Tây nhộn nhịp. Chả là, lâu lâu chúng tôi mới có thời gian nghỉ học, mà thằng em tôi thì lại chỉ đam mê nào là tô tượng, tô màu vẽ, tô tranh cát, nên tôi cũng đành chiều nó đến tận khi đèn đường sáng mới chịu về. Hôm nay là ngày Quốc khánh, vì thế mà thủ đô này cũng có phần đông đúc hơn, rực rỡ dưới sắc cờ đỏ dọc dãy phố. - “Chị ơi! Em muốn mua tranh màu đằng kia.” Bỗng thằng em tôi kéo cánh tay khiến tôi khẽ giật mình. Thằng bé chỉ vào một bà cụ ngồi bên đường, trên đùi bà đặt một loạt các tranh giấy in trắng cùng các bút màu vẽ đặt bên cạnh. Em dùng sức kéo mạnh tôi tiến tới chỗ bà cụ, nhìn qua tôi mới để ý rằng những tranh vẽ bà cầm đều toàn hình lá cờ Việt Nam - có cái đã tô hết, có cái còn đang tô giở và mới tinh. - “Không được đâu! Em đã mua rất nhiều tranh trong hôm nay rồi. Bây giờ cũng muộn rồi, nếu không về nhanh mẹ sẽ mắng đấy!” - tôi quay sang lắc đầu nói to với thằng bé, cùng lúc kéo tay nó đi thẳng về phía nhà. Ấy vậy mà ngay thời điểm đó, tôi đã không nghĩ rằng cuộc trò chuyện của hai chị em tôi đã bị bà cụ nghe thấy. Bà gọi với lại chúng tôi: - “Cái này không mất phí đâu cháu ơi! Miễn phí đấy, miễn phí! Cháu cầm về nhà rồi tô sau cũng được, không mất nhiều thời gian đâu!” Bà nói với chúng tôi bằng chất giọng cao đầy cởi mở, cũng chẳng có chút ép buộc nào rằng chúng tôi phải đến xem những tờ tranh vẽ đó. Nghe thấy vậy, em tôi lại càng được đà kéo tôi lại gần bà cụ: - "Đấy chị, không mất nhiều thời gian đâu. Đi mà!" Tôi chẳng còn cách nào để nói không với thằng bé, và cả ánh nhìn đầy nhân hậu của bà cụ nhìn về phía tôi. Tôi đành chậm rãi tới lại gần, khom lưng mình xuống nhìn ngắm thật kĩ những bức tranh. - "Bà ơi! Bà bán tranh hình lá cờ để mừng ngày Quốc khánh hả bà?" - tôi hỏi. Bà cười lớn, đáp lại tôi: - "Không phải đâu cháu, bà không bán tranh! Bà tặng thôi, tặng lại đất nước. Mà không phải chỉ trong mỗi ngày quốc khánh, ngày nào bà cũng mang vài tranh ra gửi mấy em nhỏ giữ hộ. Vui lắm!" Tôi chưa hiểu lắm những gì bà vừa nói. - "Bà tặng lại đất nước ạ? Có nghĩa là tranh hình đất nước hả bà? Nhưng chẳng phải tranh nào cũng giống nhau hay sao, tất cả đều chỉ dùng màu đỏ và vàng vẽ lá cờ. Cháu nghĩ nếu trẻ con dùng màu giống nhau mãi sẽ nhanh chán bà ạ." - tôi đáp lại, đó chính xác là những gì tôi đã thắc mắc ngay từ lần đầu nhìn thấy những bức tranh. Bà nhìn tôi. Trong mắt bà, phải chăng đã lường trước được câu hỏi của tôi từ rất lâu rồi. Bà chẳng nói gì một lúc, chỉ đưa mắt nhìn qua những lá cờ đã tô xong trong lòng mình, bà nhẹ nhàng nói với tôi: - "Dùng mãi một màu giống nhau, đúng là sẽ nhanh chán. Nhưng nếu cách vẽ mỗi lần khác nhau, bà nghĩ có sự khác biệt. Chỉ là, mỗi đứa trẻ đều sẽ bắt đầu từ một lá cờ trắng, chúng chẳng biết màu vàng chỗ nào, màu đỏ từ đâu. Nhưng nếu người đưa giấy cho chúng chỉ cho chúng, rằng màu đỏ từ đây này, và màu vàng ở đấy đấy, chúng sẽ biết rằng lá cờ của ta có màu vàng và đỏ, và cuối cùng sẽ làm mọi cách khác nhau để hoàn thiện lá cờ màu vàng và đỏ. Chúng vẽ theo cách của riêng mình, nhưng là cùng vẽ chung một đất nước!" Tôi sững người, chỉ là những điều bà vừa đã vượt ra khỏi những gì tôi có thể nghĩ đến. - “Cháu thấy đằng kia đấy! Có thật nhiều lá cờ được treo lên, nhưng sẽ tốt hơn nếu cháu tô được lá cờ của riêng mình. Lá cờ mà tự cháu vẽ lấy, không phải để treo lên cho người ta thấy, mà là để cháu giữ cho riêng mình, để tự tìm ra và định nghĩa nó. Đối với chính cháu, như thế nào, là Việt Nam?” ... Và đó là những lời cuối cùng tôi còn nhớ, kể từ ngày Quốc khánh đặc biệt mà tôi gặp bà cụ. Những lời mà bà nói với tôi và những lá cờ đang tô giở của bà, có lẽ còn nhiều hơn cả một món quà tôi có thể nhận được từ một người xa lạ. Những đứa trẻ như tôi, như bạn, lớn lên và tô màu lên những lá cờ trắng. Cái gọi là văn hoá “Vẽ cờ”, thật ra là cách một người có quốc tịch Việt Nam lớn lên và "học" cách trở thành một người Việt Nam. Hình dạng một lá cờ được tạo ra để định nghĩa một đất nước, nhưng đất nước đó được định nghĩa như thế nào với bạn mới thật sự quan trọng. "Vẽ cờ", chính là vẽ tiếp một đất nước - đất nước của chung, từ bàn tay của bạn. Vậy thì cuối cùng, "Là người Việt tạo ra đất nước Việt Nam, hay đất nước Việt Nam tạo ra những người Việt?" Dưới dòng chảy của những cái “ngày mai”, thế hệ nối tiếp thế hệ. Tôi thấy một đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những người Việt Nam, và những người Việt ấy sẽ cùng nhau gìn giữ quốc gia Việt Nam.

0 Votes


Tác phẩm: Nụ cười của em
ID: 34908
Tác giả: Phạm Minh Đức
Lời giới thiệu: Trên chuyến đi tới "sống lưng khủng long" tại Tà Xùa, tỉnh Sơn La, tôi có gặp em. Thoạt hình thì thấy em và mẹ đang ngồi ở giữa trưa vô cùng nắng trên đỉnh "sống lưng khủng long" chỉ để khách du lịch tới tham quan qua, ủng hộ hai mẹ con. Người thì chụp với em tấm ảnh rồi cho em tiền, người thì cho kẹo,... Nhưng chỉ khi nào có người cho em cái gì, em mới thoải mái để mỉm cười. Không biết là ai đã giáo dục em như vậy. Nhưng thật đáng buồn là những tâm hồn bé nhỏ này, lại bị giáo dục một cách không đúng như thế. Với tuổi của các em bây giờ, là được vui chơi, là được hồn nhiên, cười nói. Không phải là lao động, là biết được giá trị của đồng tiền, của những món đồ, của sự thật cuộc sống sớm như vậy. Thấy em ngồi giữa trưa nắng nóng như vậy, tôi mở balo ra tìm xem có đồ gì để đưa cho em không. Đưa tiền thì không được, vì làm vậy nhiều lần, sau này lớn lên sẽ làm hỏng một tâm hồn của đứa nhỏ. Nên tôi đành lấy chai nước suối tặng em. Chắc em khát lắm ! Em nhận chai nước, em mỉm cười thật tươi. Tôi vội rút máy ra chụp vài tấm hình. Khoảnh khắc ấy sao vừa thấy đáng yêu, vừa thấy thương em. Mong các em hãy luôn cười tươi như vậy. Như chính độ tuổi của các em !

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 Tiếp