Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: Nữ cán bộ Cảnh sát giao thông Lâm Đồng làm nhiệm vụ
ID: 34784
Tác giả: Lê Thị Thu Nhã
Lời giới thiệu: Đều đặn hàng tuần, tổ nữ Cảnh sát giao thông thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện tuần tra kiểm soát, mỗi ca kéo dài 6 giờ đồng hồ trên các tuyến đường; bất kể nắng, mưa, các chị đều nhận và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc các nữ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) không mới, song, nếu thời gian trước đây, họ tham gia với vai trò tăng cường, hỗ trợ đồng chí, đồng đội nam trong các tổ tuần tra kiểm soát của đơn vị, thì thời gian gần đây, với phần việc “Tổ nữ Cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát đảm bảo TTATGT”, các chị đóng vai trò chủ công thực hiện toàn bộ các yêu cầu của một tổ tuần tra. Thực hiện nhiệm vụ của 1 tổ tuần tra kiểm soát, các hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông, kiểm tra phương tiện, giấy tờ liên quan của phương tiện, người điều khiển phương tiện, lập biên bản xử lý vi phạm… tất cả các công việc liên quan đến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đều được các chị thực hiện nhanh, gọn, đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ và đúng quy định của pháp luật./.

1 Vote


Tác phẩm: Áo dài và nón lá
ID: 589107
Tác giả: Trường TH-THCS xã Đạ Tồn
Lời giới thiệu: Gắn liền với đời sống văn hóa của người Việt, từng trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, chiếc nón lá và tà áo dài đã trở thành một biểu tượng khi nhắc đến văn hóa Việt, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt khi nhớ về. Không giống các trang phục truyền thống của các quốc gia láng giềng như kimono Nhật Bản, Hanbok Hàn Quốc, Sari Ấn Độ,... đòi hỏi sự cầu kỳ khi mặc, chiếc áo dài Việt Nam vừa đơn giản, gọn gàng, tiện dụng mà vẫn toát lên thần thái thanh lịch. Chính vì lý do đó mà tà áo dài Việt đã len lỏi vào từng ngóc ngách trong đời sống văn hóa người Việt, không chỉ được diện vào các dịp truyền thống như Lễ Tết, cưới xin mà còn được ưa chuộng trong cuộc sống thường ngày. Ngoài chức năng che nắng che mưa, chiếc nón lá còn làm hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, kín đáo, thanh thoát nhưng muôn phần quyến rũ. Cũng như chiếc áo dài, nón lá có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, vào khoảng 2500-3000 năm về trước, gắn liền với hình ảnh của người dân nước Việt. Người ta đội nón đi chợ, đi trẩy hội. Ngoài đồng, trong ngõ thấp thoáng những chiếc nón quai thao. Chiếc nón thay quạt làm mát vào những ngày hè oi bức. Chiếc nón như một kỷ vật gửi trao tình cảm của người mẹ ngày tiễn con gái đi lấy chồng. Chiếc nón đi vào biết bao tác phẩm thơ ca, trở thành hình tượng tiêu biểu làm thi vị hóa hình ảnh người phụ nữ Việt: “Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. Những giai điệu ấy đã khảm sâu vào lòng mỗi người con đất Việt ngay từ những ngày còn ẵm ngửa trong nôi, trở thành một thứ biểu tượng linh thiêng đại diện cho hồn Việt, hồn dân tộc.

0 Votes


Tác phẩm: Chợ Bến Thành – Biểu Tượng Thời Gian và Phát Triển
ID: 607209
Tác giả: Trần Thị Lan Hương
Lời giới thiệu: Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp của Chợ Bến Thành, biểu tượng văn hóa và lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh. Với lối kiến trúc cổ điển, kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và dấu ấn hiện đại, Chợ Bến Thành không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là nơi thể hiện nhịp sống sôi động của người dân Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trời trong xanh, tượng trưng cho lòng tự hào dân tộc và tinh thần độc lập. Những dãy cờ rực rỡ sắc màu hai bên càng làm nổi bật sự phồn hoa, năng động của thành phố đang trên đà phát triển. Hình ảnh những dòng xe cộ nhộn nhịp và người dân qua lại trước chợ phản ánh nhịp sống hối hả nhưng đầy thân thiện, cởi mở – một nét đặc trưng của con người Việt Nam. Bức ảnh không chỉ đơn thuần là một góc nhìn về thành phố mà còn là thông điệp về một Việt Nam thanh bình, tươi đẹp và đang vươn mình ra thế giới. Nơi đây, quá khứ và tương lai giao thoa, truyền thống và hiện đại song hành, mang đến một hình ảnh Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cởi mở với thế giới, đồng thời gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu. Đây chính là lời khẳng định rằng Việt Nam không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn là quốc gia hạnh phúc, giàu tiềm năng và luôn hướng tới tương lai.

1 Vote


Tác phẩm: Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang
ID: 597824
Tác giả: Lê Đức Thành
Lời giới thiệu: Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, là một lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp quốc khánh 2/9. Lễ hội có nguồn gốc từ xa xưa, xuất phát từ hội bơi đua của làng quê Lệ Thủy. Tương truyền rằng ngày trước, vào mỗi dịp hè, dòng sông Kiến Giang lại khô cạn nước, trơ cả đáy do hạn hán. Tuy nhiên cứ đến tháng 8 hằng năm, nơi đây lại có mưa lớn, nước sông cứ thế dâng lên đầy ắp, ruộng đồng ngập nước, công việc đồng áng cũng trở nên thuận lợi hơn. Mưa mang phù sa đến bồi đắp cho mùa vụ, chính vì vậy, người dân khắp nơi hân hoan mở hội đua thuyền để ăn mừng, đồng thời cũng là dịp để trai gái thi thố tài năng, rèn luyện sức khỏe và cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Lễ hội đua thuyền truyền thống Quảng Bình trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân nơi đây. Lễ hội đã được công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đây là hoạt động mang đậm bản sắc vùng sông nước Lệ Thủy, rất hấp dẫn khách du lịch bốn phương đến tham quan và trải nghiệm.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp