Cuộc thi ảnh – Happy Vietnam 2024!

Lọc theo
Sắp xếp theo

Tác phẩm: TẠM BIỆT NHÀ GIÀN DK1-9 BA KÈ
ID: 35389
Tác giả: NGỌC HẢI NGUYỄN
Lời giới thiệu: Đoàn công tác thăm quan và tặng quà các chiến sỹ huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK 1/9 (Ba Kè) với nhiều hoạt động giao lưu, ý nghĩa tình quân dân, ngưỡng mộ sự kiên trung thầm lặng của các chiến sỹ làm nên lá chắn vững chắc trên thềm lục địa phía nam của tổ quốc . Hải trình thăm quan các đảo của huyện đảo Trường Sa như, đảo Đá Thị, đảo An Bang, đảo Đá Đông C, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Len Đao, và những đảo chìm, đảo nổi, đặc biệt là đảo Trường Sa và Nhà Giàn DK 1/9 (Ba Kè) . Đoàn công tác đã tổ chức giao lưu văn nghệ cùng chiến sỹ trên các đảo nhằm ca ngợi tình yêu thương quê hương, đất nước, biển, đảo Việt Nam, và cũng rất tự hào người chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, đã để lại nhiều kỷ niệm tại các đảo ở biển đông . Đoàn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa như tặng quà, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và tham dự lễ chào cờ tại đảo Trường Sa . Trong chuyến hành trình trên biển, đoàn đã tham gia nhiều hoạt động trên tàu KN 390 như; Lễ tưởng niệm, dâng hương, thả vòng hoa tưởng nhớ đến 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ Quốc, giao lưu văn nghệ, tham gia tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam, giúp ta thêm yêu thương và trân quí biển đảo Tổ quốc Việt Nam hơn . Những nụ cười của các chiến sĩ trên các đảo những cái bắt tay, những cái ôm chặt của lính cùng những dấu ấn kỷ niệm nhiều cảm xúc đã lan tỏa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng của quân và dân .

0 Votes


Tác phẩm: TẮM CHO TRÂU
ID: 601458
Tác giả: HÀ VĂN LUẬN
Lời giới thiệu: Từ xa xưa, trâu đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người nông dân. Ông cha ta thường nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, đủ hiểu trâu có vị trí như thế nào trong cuộc sống của con người.Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, phân bố rộng rãi khắp Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, trâu đã gắn bó với con người cùng với sự ra đời của nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ không những biết săn trâu mà còn thuần hóa trâu, lợi dụng sức khỏe của trâu để phụ giúp trong việc đồng áng. Trâu là động vật thuộc lớp thú có vú. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. Hai cái tai như hai cái lá đa, lúc nào cũng ve vẩy để đuổi ruồi, ngoài ra, tai trâu cũng rất thính, giúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Mũi trâu ươn ướt, người ta thường luồn sợi dây vào mũi trâu để kéo đi cho dễ. Mắt trâu to tròn như hai hòn bi ve. Trâu cũng giống như bò, thuộc nhóm động vật nhai lại và chỉ có một hàm răng. Việc trâu chỉ có một hàm răng được người xưa lí giải qua câu chuyện “Trí khôn của ta đây”: vì trâu mải cười con hổ bị người nông dân lừa buộc vào gốc cây nên ngã lăn xuống đất, răng đập vào đã, gãy mất một hàm. Đuôi trâu ngắn, có một túm lông ở cuối. Hai cái sừng trên đầu uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu tự vệ chống lại sự tấn công của kẻ thù. Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ 1-2 lứa, mỗi lứa một con. Trâu con mới sinh ra gọi là nghé.

0 Votes


Tác phẩm: Giã gạo
ID: 602722
Tác giả: Dương Hoài An
Lời giới thiệu: Để làm ra hạt gạo, người Tây Nguyên dùng cối giã. Cối giã gạo được làm từ một khúc gỗ lớn cỡ người ôm, khoét thành bộng sâu. Cối của người Jrai trên miệng to loe ra, dưới đáy thắt nhỏ chụm. Ngược lại, cối của người Bahnar phần đáy thường nở rộng, phần miệng thu nhỏ dần. Cái chày thường được làm bằng gỗ kơ nia để đảm bảo độ cứng, thớ gỗ mịn chắc không tách, không vỡ, không xơ. Đó là khúc cây kơ nia thẳng đuột có đoạn giữa tầm vừa hai bàn tay nắm chặt, một đầu gốc to hơn, đầu ngọn nhỏ dần tóp lại. Là kiểu chày bất đối xứng. Chiều dài chày giã gạo cao vừa tầm người. Chày sau khi chặt đẽo còn tươi thì ngâm bùn non một thời gian cho thâm đen, vớt lên rửa sạch, dựng bên bếp hoặc gác dưới sàn nhà cho khô, tránh phơi nắng trực tiếp. Chày giã gạo của người Tây Nguyên để luôn cả đoạn cây mang tính tự nhiên, phần giữa không đẽo eo như người Kinh. Giã một thời gian, chày trở nên đen bóng. Vì không có cối xay, không có công đoạn xay lúa nên khi giã gạo, người Tây Nguyên cho luôn hạt lúa vào cối, dùng đầu chày nhỏ giã cho bong vỏ trấu, sau đó trở đầu to để giã bong cám sạch gạo.

0 Votes


Trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 Tiếp